Viêm khớp thái dương hàm là một trong những căn bệnh thường gặp. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh lại gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống. Hiểu được nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị sẽ giúp bạn khắc phục kịp thời, tránh chuyển biến nặng.
Bạn đang đọc: Viêm khớp thái dương hàm: Nguyên nhân và cách điều trị
Nếu bạn nhận thấy cơ hàm đau nhức, khó mở miệng, khả năng ăn uống bị ảnh hưởng, suy giảm chất lượng cuộc sống… thì cần hết sức cẩn trọng. Bạn rất có thể đã bị viêm khớp thái dương hàm. Bệnh lý này là gì? Đâu là nguyên nhân gây bệnh? Cách điều trị như thế nào? Kenshin sẽ giải đáp giúp bạn qua những thông tin trong bài viết sau.
Contents
Viêm khớp thái dương hàm là gì?
Phía trong sọ mặt có chứa duy nhất một khớp động gọi là khớp thái dương hàm. Phần khớp này bao gồm diện khớp xương hàm dưới, diện khớp xương thái dương, bao khớp, đĩa khớp, dây chằng khớp, mô sau đĩa. Vai trò của khớp thái dương hàm khá quan trọng, nó giúp hàm đóng mở để thực hiện các hoạt động như ăn uống, nhai nuốt, nói chuyện…
Hình ảnh viêm khớp thái dương hàm thường gặp
Viêm khớp thái dương hàm còn được gọi với tên khác là viêm khớp thái dương hoặc loạn năng khớp thái dương hàm. Đây là tình trạng bệnh lý gây rối loạn khớp thái dương hàm và các cơ mặt xung quanh biểu hiện bằng việc xuất hiện từng cơn đau theo chu kỳ, co thắt cơ, khớp nối phần xương hàm với xương sọ mất cân bằng…
Khi mắc bệnh, chức năng của khớp thái dương gây ảnh hưởng xấu đến việc sinh hoạt hàng ngày. Mọi đối tượng đều có nguy cơ bị viêm khớp thái dương nhưng nữ giới dậy thì và ở độ tuổi mãn kinh có tỷ lệ mắc cao hơn.
Nguyên nhân viêm khớp thái dương hàm
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm khớp thái dương, chẳng hạn như:
- Bệnh lý liên quan đến xương khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, khớp nhiễm khuẩn… Viêm khớp dạng thấp phổ biến nhất với tỷ lệ 50% trong các trường hợp bị rối loạn khớp thái dương hàm.
- Chấn thương vùng hàm do tai nạn lao động, tai nạn lao thông hoặc hàm bị va chạm trong khi luyện tập thể dục thể thao.
- Đột ngột cử động há miệng quá rộng.
- Chứng nghiến răng khi ngủ.
- Sở thích nhai kẹo cao su làm hàm bị siết chặt, khớp thái dương bị áp lực lớn dẫn đến viêm.
- Răng mọc lệch, chen chúc hoặc tác động do nhổ răng hàm, nhổ răng khôn.
- Sang chấn tâm lý hoặc stress.
Đau khớp thái dương hàm xảy ra do chứng nghiến răng khi ngủ
Triệu chứng của rối loạn khớp thái dương hàm
Bệnh viêm khớp thái dương có thể xảy ra ở một hoặc cả 2 bên mặt. Các dấu hiệu của bệnh bao gồm:
- Xuất hiện cơn đau ở mức nhẹ và có thể tự khỏi lúc mới phát bệnh.
- Các cơn đau diễn ra liên tục, dữ dội, nhất là khi ăn và nhai nếu bệnh tiến triển nặng.
- Các cơn đau ở trong và quanh tai, bệnh nhân khó mở và đóng miệng, gặp khó khăn khi cử động hàm.
- Khi há miệng hoặc nhai sẽ phát ra tiếng kêu từ khớp.
- Người bệnh phải ngậm miệng lệch sang một bên khiến hàm mỏi, mặt cắn không đồng đều.
- Tình trạng bệnh diễn tiến nặng nề sẽ gây sưng đau khớp thái dương hàm dữ dội lúc ăn, phát ra âm thanh lục cục.
- Đau mặt, nhức đầu, mỏi cổ, tai và hai bên thái dương đau nhức. Đây là tình trạng đầu khớp thoái hóa, có hiện tượng các đĩa khớp dính với các đầu xương.
Tìm hiểu thêm: Phương pháp xét nghiệm Mycoplasma và các điều cần biết về Mycoplasma
Nhức đầu là một trong các biểu hiện của rối loạn khớp thái dương hàmViêm khớp thái dương có thể dẫn đến biến chứng như giãn khớp nếu không được điều trị sớm. Các khớp bị giãn dễ gây ra dính khớp, trật khớp, lâu dần gây thủng đĩa khớp. Tình trạng thủng đĩa khớp khiến đầu xương bị hủy hoại, phần khớp xơ cứng khiến bệnh nhân không thể há miệng.
Điều trị bệnh viêm khớp thái dương hàm
Bệnh loạn năng khớp thái dương hàm không khó chữa nếu được phát hiện sớm. Mặc dù vậy, do chủ quan, bệnh nhân thường đến bác sĩ khám chữa khi bệnh đã đến mức độ nặng.
Để điều trị, bác sĩ cần xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh nhằm đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Trong trường hợp bị viêm khớp thái dương hàm mãn tính và phải tiếp nhận điều trị lâu dài, bệnh nhân có thể lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên để bảo vệ sức khỏe.
Một số cách điều trị viêm khớp thái dương có thể kể đến là:
- Sử dụng thuốc Tây y: Nhằm giảm đau khớp và đau cơ như Paracetamol, Meloxicam, Diclofenac, thuốc giãn cơ Eperisone, các thuốc kháng viêm corticoid…
- Liệu pháp chọc rửa khớp: Nha sĩ tiến hành chèn kim vào khớp, sau đó sử dụng chất lỏng nhằm loại bỏ mảnh vụn cùng các sản phẩm phụ viêm.
- Bấm huyệt, châm cứu, xoa bóp, chườm nóng: Đây là các liệu pháp được đánh giá là khá an toàn, có tác dụng làm giảm nhanh cơn đau cho bệnh nhân, hạn chế căng thẳng, lo âu, hỗ trợ việc điều trị đạt hiệu quả cao.
- Phẫu thuật: Với mục đích sửa chữa hoặc thay thế các phần khớp.
Người bệnh sẽ được chỉ định thuốc Tây y để làm giảm các cơn đau khớp hàm
Ngoài những cách trên, nha sĩ còn hướng dẫn thêm cho người bệnh một số phương pháp vật lý trị liệu như massage, chiếu tia hồng ngoại… Nếu bệnh lý có liên quan đến răng hàm mặt thì nha sĩ còn áp dụng thêm biện pháp chỉnh hình như nhổ răng, niềng răng, tạo hình răng thẩm mỹ, chỉnh sửa khớp…
Trong trường hợp các liệu pháp điều trị có hiệu quả, bệnh nhân phản ứng tốt thì bệnh sẽ chấm dứt sau vài ngày. Ở những người bệnh diễn tiến nặng, nguyên nhân gây bệnh phức tạp thì quá trình điều trị sẽ kéo dài. Thời gian có thể lên đến cả năm, bệnh nhân thậm chí có nguy cơ sống chung với bệnh cả đời.
Phòng tránh viêm khớp thái dương hàm
Cách để phòng ngừa bản thân mắc bệnh viêm khớp thái dương là:
- Hạn chế tiêu thụ thức ăn quá cứng hoặc quá dai. Nên chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ nhai để không gây ảnh hưởng đến cơ hàm.
- Hạn chế nhai quá lâu hoặc chỉ nhai một bên gây lệch hàm.
- Tránh những thói quen xấu như cắn chặt răng, nghiến răng, chống cằm, cắn móng tay.
- Thực hiện chỉnh nha, phục hồi răng nếu răng chen chúc, khớp cắn lệch, mất răng, răng xô lệch.
- Thư giãn tinh thần, giải trí phù hợp khi bị stress.
>>>>>Xem thêm: Trẻ 9 tháng tuổi chưa biết bò, ba mẹ có nên lo lắng?
Nên thực hiện chỉnh nha nếu răng mọc lệchMong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về căn bệnh viêm khớp thái dương hàm. Bất cứ khi nào nhận thấy sưng đau khớp thái dương hàm hoặc có dấu hiệu bất thường, bạn hãy đến nha sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám cẩn thận. Việc chủ quan, không phát hiện bệnh sớm sẽ gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn về sau.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể