Viêm lộ tuyến cổ tử cung có nên đốt không? Khi nào nên sử dụng phương pháp “đốt”?

Rất nhiều chị em thắc mắc: “Viêm lộ tuyến tử cung có nên đốt không và giai đoạn nào cần phải thực hiện đốt?”. Cùng Kenshin tìm hiểu ngay thôi nào.

Bạn đang đọc: Viêm lộ tuyến cổ tử cung có nên đốt không? Khi nào nên sử dụng phương pháp “đốt”?

Viêm lộ tuyến cổ tử cung có nên đốt không và có ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân như thế nào? Đây là các câu hỏi thắc mắc xoay quanh vấn đề viêm lộ tuyến cổ tử cung ở chị em phụ nữ. Hãy theo dõi bài viết và Kenshin sẽ giúp bạn đưa ra lời giải đáp cho những thắc mắc trên.

Viêm lộ tuyến tử cung là gì?

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là khi các tế bào tuyến ở bên trong đang dần phát triển và xâm lấn ra phía bên ngoài của tử cung. Đây là một căn bệnh phụ khoa chị em phụ nữ thường gặp phải, đã gây ra không ít sự lo lắng và ái ngại cho bệnh nhân mắc phải.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung có nên đốt không? Khi nào nên sử dụng phương pháp “đốt” 1 Viêm lộ tuyến tử cung là bệnh lý thường gặp ở nữ giới

Các giai đoạn điều trị viêm lộ tuyến tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung sẽ được chia ra thành ba giai đoạn cụ thể kèm theo các dấu hiệu nhận biết. Phụ thuộc vào các dấu hiệu đó để chị em phụ nữ có thể xác định được phần nào sự lây nhiễm của căn bệnh.

Tìm hiểu thêm: Tại sao uống thuốc huyết áp rồi mà huyết áp vẫn tăng?

Viêm lộ tuyến cổ tử cung có nên đốt không? Khi nào nên sử dụng phương pháp “đốt” 2 Các giai đoạn viêm lộ tuyến tử cung

Đối với giai đoạn 1

Giai đoạn này được xem là nhẹ nhất và có các dấu hiệu của bệnh lý thông thường khá giống với viêm nhiễm phụ khoa như có khí hư màu xanh, vàng, trắng đi kèm với bọt. Cô bé có mùi hôi khó chịu, ngứa,… và mức độ tổn thương khoảng 30% và thường sẽ được chỉ định dùng thuốc để uống.

Đối với giai đoạn 2

Mức độ thương tổn lúc này đã lên đến hơn 50%. Giai đoạn này sẽ có những triệu chứng nặng hơn giai đoạn 1 như là gây ra tình trạng nấm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng,…

Lưu ý ở giai đoạn này là thời cơ cho các virus xâm nhập và gây ra các bệnh phụ khoa nếu quan hệ tình dục. Hậu quả vô cùng khôn lường và nguy hiểm như vô sinh, mất cân bằng độ pH, ung thư cổ tử cung và nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Đối với giai đoạn 2, cần phải sử dụng kết hợp giữa việc uống thuốc chống viêm nhiễm và kết hợp với phương pháp hiện đại là đốt laser, áp lạnh,…để tiêu diệt các tác nhân đang gây sự viêm nhiễm.

Đối với giai đoạn 3

Giai đoạn nặng nhất của viêm lộ tuyến tử cung, vùng bị viêm nhiễm có thể lên đến hơn 70% toàn bộ diện tích của cổ tử cung.

Các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe người bệnh như dưới đây:

  • Khi quan hệ có thể bị chảy máu Khí hư ra nhiều bất thường có mùi rất khó chịu.
  • Bị xuất huyết âm đạo.
  • Bụng dưới thường xuyên bị quặn đau thắt khi không trong ngày “đèn đỏ”.
  • Đi vệ sinh cảm thấy đau buốt, tần suất đi tiểu tiện nhiều hơn mức bình thường.
  • Cảm thấy mất cảm giác ham muốn.
  • Rối loạn kinh nguyệt, không đều.
  • Cảm giác cơ thể mỏi mệt, chán chường, không còn sức lực,…

Viêm lộ tuyến cổ tử cung có nên đốt không?

Các chuyên gia cho rằng bị viêm lộ tuyến cổ tử cung không nên đốt bởi phương pháp “đốt” được sử dụng bởi nó triệt tác nhân gây viêm khá nhanh và tiêu diệt theo diện rộng. Tuy nhiên, tại sao các chuyên gia lại khuyên bệnh nhân bị viêm lộ tuyến cổ tử cung không nên lạm dụng phương pháp “đốt”.

Nếu đốt vào quá sâu sẽ gây ra loại sẹo sâu và rất cứng khó lành vết thương. Ngoài ra, nó còn gây vỡ và rách cổ tử cung trong suốt quá trình sinh sản và gây ảnh hưởng đến việc sinh nở bằng đường sinh thường.

Có thể gây tình trạng thu hẹp cổ tử cung, đọng máu,… do kỹ thuật phẫu thuật của người thực hiện không đúng, không chuẩn và không đảm bảo tay nghề đã để lại những hậu quả nguy hiểm cho người bệnh viêm lộ tuyến tử cung.

Sau thực hiện, cổ tử cung chắc chắn sẽ bị tổn thương và gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường và phục hồi rất lâu.

Sử dụng thuốc kháng sinh sau hậu phẫu vô tình diệt các loại vi khuẩn có lợi, mất cân bằng độ pH. Điều này lại tạo điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn, nấm, tạp khuẩn có cơ hội tấn công và gây tình trạng viêm nhiễm phụ khoa nặng nhẹ và ung thư cổ tử cung.

Các điều tránh viêm lộ tuyến tái phát sau khi “đốt”

Sau khi đã hoàn thành cuộc phẫu thuật đốt các tế bào tuyến bị viêm xong, bạn cần lưu ý một số điều để tránh trường hợp bệnh bị tái phát trở lại:

  • Chú ý về vấn đề giữ gìn vệ sinh cho “cô bé” sạch sẽ, không thoáng.
  • Tập thích nghi và thực hiện những sống lành mạnh.
  • Đối với việc quan hệ tình dục: Nên sử dụng các biện pháp phòng ngừa an toàn, lành mạnh và đặc biệt hơn nên sử dụng các loại bao để tránh trường hợp bị lây chéo các bệnh viêm nhiễm phụ khoa của nam giới và nữ giới.
  • Quan trọng nhất là việc thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung có nên đốt không? Khi nào nên sử dụng phương pháp “đốt” 3

>>>>>Xem thêm: Viêm mê nhĩ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Cần tránh gì để không tái phát viêm lộ tuyến sau khi đốt

Bài viết trên đã được chúng tôi tổng hợp các thông tin hữu ích đến với bạn để có thể hiểu thêm về chủ đề: “Viêm lộ tuyến cổ tử cung có nên đốt không?”. Hãy cho Kenshin biết về cảm nhận của bạn thông qua bài viết này.

Minh Thúy

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *