Nhiều nghiên cứu cho thấy suy giảm thính lực là điều bình thường ở những người trên 60 tuổi. Nhưng hiện nay lại dần phổ biến ở độ tuổi trẻ hơn. Sử dụng tai nghe trong nhiều giờ dẫn đến các tế bào thần kinh của ốc tai hoạt động quá mức, gây ra các bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến tai như viêm tai giữa,… Vậy khi bị viêm tai giữa có nên đeo tai nghe hay không?
Bạn đang đọc: Viêm tai giữa có nên đeo tai nghe không?
Hiện nay việc dùng tai nghe rất phổ biến giúp bạn có không gian riêng để thưởng thức âm thanh mà không làm phiền người khác. Tuy nhiên khi sử dụng quá mức sẽ gây ra những hậu quả vô cùng khó lường cho thính giác và hệ thần kinh của con người. Nếu tai bị ù tai hoặc mất thính lực sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Hậu quả viêm tai do đeo tai nghe nhiều
Bịt kín lỗ tai
Để nghe được âm thanh rõ ràng phải bịt kín ống tai, điều này khiến không khí khó lưu thông, có thể dẫn đến xuất hiện nhiều ráy tai, tai bị nhiễm trùng hoặc thậm chí là mất thính lực trong trường hợp xấu nhất.
Đeo tai nghe khiến lỗ tai bị bít tắc khiến không khí không được lưu thông
Gây viêm tai ngoài
Vùng da xung quanh ống tai sẽ dần bị bào mòn, tạo ra chất lỏng chảy vào tai. Tình trạng này tương đối phổ biến ở những người thường xuyên bơi lội. Nhưng nếu bạn sử dụng tai nghe quá nhiều cũng có thể bị ảnh hưởng. Và khi miếng đệm tai nghe không vừa vặn với tai cũng tạo áp lực lên ống tai, khiến lớp da bên trong bị mòn dần và có thể dẫn đến hoại tử.
Nhiễm trùng
Việc sử dụng tai nghe không đúng cách dễ gây nhiễm trùng tai. Việc sử dụng thường xuyên hoặc vệ sinh tai nghe không sạch sẽ sẽ làm tích tụ bụi bẩn. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, nấm phát triển trong ống tai và gây viêm.
Ảnh hưởng màng nhĩ
Có nhiều tế bào thính giác trong ốc tai có nhiệm vụ đảm nhận các tần số khác nhau. Mở nhạc quá lớn trong thời gian dài sẽ gây kích thích liên tục các tế bào này dẫn đến thính giác mệt mỏi và làm tổn thương màng nhĩ. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Trường hợp nặng hơn có thể gây mất thính lực tạm thời.
Suy giảm thính giác
Các tế bào thần kinh trong ốc tai thường phải làm việc quá sức dẫn đến giảm thính lực hoặc nặng hơn là bị điếc. Nếu nghe nhạc thường xuyên với cường độ 85 – 90dB thì rất dễ mắc phải hiện tượng này.
Những người lạm dụng tai nghe sẽ không cảm nhận được tình trạng giảm thính lực ngay lập tức mà mất khoảng thời gian sau đó mới nhận ra.
Tiếng ồn lớn sẽ làm ảnh hưởng đến tế bào thần kinh thính giác tần số cao trước tiên, sau đó đến tần số trung và thấp. Do đó, nó sẽ ảnh hưởng đến thính giác ở tần số trung bình của giọng nói bình thường.
Từ những hậu quả trên có thể thấy nên hạn chế hoặc không nên dùng tai nghe trong trường hợp bị viêm tai giữa. Vì thói quen này sẽ khiến tình trạng bệnh ngày trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn. Để tình trạng viêm tai không tái phát hay phòng ngừa đau tai do đeo tai nghe quá nhiều, các bạn theo dõi tiếp bài viết dưới nhé.
Tìm hiểu thêm: Hội chứng suy giáp không do bệnh tuyến giáp là gì?
Viêm tai giữa có nên đeo tai nghe hay không là mối quan tâm của nhiều người có thói quen sử dụng tai ngheBiện pháp cải thiện thói quen dùng tai nghe
Không nghe âm thanh quá lớn
Như đã nói ở trên, bạn không nên sử dụng tai nghe với âm thanh quá lớn. Vì nghe âm thanh cường độ cao trong thời gian dài có thể làm tổn thương tai. Điện thoại thông minh hiện nay có khả năng cảnh báo người dùng khi âm lượng quá lớn. Nếu bạn thấy cảnh báo này trên thiết bị của mình, hãy giảm âm lượng để tránh làm hỏng thính giác.
Giảm thời gian sử dụng tai nghe
Không sử dụng tai nghe trong thời gian dài. Thông thường sau 90 phút sử dụng, bạn nên để tai được nghỉ ngơi. Khi bạn ở một mình, việc nghe nhạc không ảnh hưởng đến những người xung quanh thì nên sử dụng loa của thiết bị.
Không đeo tai nghe qua đêm
Việc đeo tai nghe khi ngủ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc đeo tai nghe trong thời gian dài làm giảm thính lực và khi nằm đè lên tai dễ gây áp lực trực tiếp đến tai và có nguy cơ gây ra các bệnh về tai. Nếu muốn nghe nhạc khi ngủ, bạn cần cài đặt hẹn giờ tắt nhạc.
Vệ sinh tai nghe thường xuyên
Tai nghe bẩn và nhiều bụi cũng ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh và sức khỏe của tai. Bạn nên vệ sinh chúng thường xuyên bằng khăn bông mềm hoặc các chất tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch.
>>>>>Xem thêm: (Hướng dẫn chi tiết) Cách sử dụng que thử đường huyết tại nhà cho kết quả đúng nhất
Vệ sinh tai nghe thường xuyên để tránh vi khuẩn xâm nhập vào taiLựa chọn tai nghe phù hợp
Tai nghe phù hợp là tai nghe không quá lớn gây đau tai khi sử dụng lâu dài, cũng không quá nhỏ, dễ rơi ra. Tai nghe nên vừa vặn với tai và thoải mái khi đeo. Bạn nên chọn những loại tai nghe bằng cao su xốp, vừa đàn hồi tốt vừa có thể ôm khít tai một cách hoàn hảo.
Hoặc nếu bạn không thích tai nghe nhét vào tai thì có thể mua tai nghe dạng chụp. Những chiếc tai nghe này không chỉ đảm bảo mang lại cảm giác thoải mái cho tai mà còn giảm thiểu tiếng ồn lọt vào tai.
Ngoài ra nên sử dụng tai nghe chính hãng, chất lượng để giảm nguy cơ làm hỏng tai của mình. Tai nghe giả nhìn chung không có chất lượng âm thanh tốt, nghe lâu sẽ bị đau tai. Và những tai nghe kém chất lượng cũng không được đảm bảo về tiêu chuẩn kỹ thuật, có thể gây cháy nổ trong quá trình sử dụng, gây nguy hiểm cho người sử dụng,
Trên đây là những thông tin mà bạn có thể tham khảo về vấn đề viêm tai giữa có nên đeo tai nghe hay không. Chắc chắn là nên hạn chế hoặc không sử dụng tai nghe khi tai đang bị viêm. Việc sử dụng tai nghe quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến thính giác và hệ thần kinh.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể