Viêm tai giữa mạn tính thủng nhĩ có nguy hiểm không?

Thủng màng nhĩ có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý mạn tính ở tai, trong đó viêm tai giữa mạn tính thủng nhĩ là một tình trạng phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Viêm tai giữa mạn tính do thủng màng nhĩ sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm.

Bạn đang đọc: Viêm tai giữa mạn tính thủng nhĩ có nguy hiểm không?

Tai giữa là bộ phận quan trọng trong cấu tạo của tai, đảm nhiệm vai trò nhận biết và dẫn truyền âm thanh. Chính vì thế, khi tai giữa bị viêm hay tổn thương sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới thính lực, thậm chí nhiễm trùng lan vào não, ảnh hưởng đến tính mạng.

Viêm tai giữa là bệnh lý có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, nhưng trẻ em là đối tượng dễ mắc hơn cả. Nếu tình trạng viêm kéo dài trên 12 tuần mà đáp ứng kém hoặc không đáp ứng điều trị thì được coi là viêm tai giữa mạn tính. Tình trạng này sẽ phức tạp và khó điều trị dứt điểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó viêm tai giữa mạn tính thủng nhĩ là hay gặp nhất.

Viêm tai giữa mạn tính thủng nhĩ có nguy hiểm không? Viêm tai giữa mạn tính thủng nhĩ với dấu hiệu chảy dịch mủ điển hình

Viêm tai giữa mạn tính thủng nhĩ là gì?

Viêm tai giữa mạn tính là tình trạng viêm và chảy mủ ở niêm mạc tai giữa kéo dài. Bên cạnh đó, người bệnh thường bị giảm thính lực và kèm theo các biến chứng khác như polyp tai, cholesteatoma và một số bệnh nhiễm trùng khác. Viêm tai giữa mạn tính được chia làm 2 loại:

  • Viêm tai giữa mạn tính mủ hay còn gọi là viêm tai giữa có cholesteatoma với biểu hiện thường gặp như chảy mủ ở tai, mủ thường đặc hoặc loãng, có thể bị vón cục màu vàng hoặc xanh. Đôi khi, mủ sẽ lẫn cả máu, có mùi hôi thối, người bệnh cảm thấy ù tai, đau tai, chóng váng đầu…
  • Viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy là tình trạng niêm mạc tai giữa tổn thương làm cho các tuyến nhầy quá phát và tăng tiết tạo nên các chất mủ nhầy không thối. Người bệnh có thể nhận biết viêm tai giữa mạn tính thủng nhĩ thông qua các dấu hiệu như chảy mủ đặc ở tai, đôi khi gặp mủ kéo dài thành sợi và gia tăng lượng mủ tiết ra sau mỗi đợt viêm mũi, họng, điếc dẫn truyền.

Triệu chứng nhận biết viêm tai giữa mạn tính thủng màng nhĩ

Khi bị viêm tai giữa mạn tính thủng nhĩ, người bệnh có thể gặp những triệu chứng gồm:

  • Nghe kém với mức độ tăng dần lên. Mức độ nghe kém đi tùy thuộc vào các yếu tố như lỗ thủng to hay bé, thời gian bệnh, số lần tái phát, tổn thương chuỗi xương tai… Tình trạng này thường khó nhận biết và chỉ được phát hiện chính xác thông qua đo thính lực, vì người bệnh vẫn có thể nghe bình thường ở bên còn lại.
  • Chảy dịch từ tai giữa ra ở ống tai ngoài. Dịch chảy ra thường có các đặc điểm như trong hoặc trắng đục, vàng xanh, có thể có lẫn máu, có mùi hoặc không…
  • Chóng mặt, ù tai do viêm tai giữa ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh giữ thăng bằng của cơ thể.
  • Ở giai đoạn nặng bệnh có thể gây ra một số biến chứng mất thăng bằng, viêm màng não với các triệu chứng như nôn, cứng cổ, đau đầu…

Nguyên nhân gây viêm tai giữa mạn tính thủng nhĩ

Viêm tai giữa mạn tính thủng màng nhĩ có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Viêm tai giữa cấp: Viêm tai giữa mạn tính do viêm tai giữa cấp phát triển thành là một trong những nguyên nhân thường gặp, nhất là ở trẻ em. Tình trạng này thường xảy ra sau khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên như viêm VA, viêm họng, viêm amidan, viêm xoang… Nếu không điều trị hoặc điều trị không dứt điểm sẽ khiến ứ dịch ở tai giữa, gây căng tức và thủng màng nhĩ.
  • Viêm tai giữa cấp hoại tử cũng có thể tiến triển thành viêm tai giữa mạn tính do vi khuẩn có độc lực quá mạnh hoặc miễn dịch suy giảm. Tình trạng này diễn ra thường nhanh khiến màng nhĩ thủng rộng và rất khó tự lành, dẫn đến viêm tai giữa mạn tính thủng nhĩ.
  • Do sự cố chấn thương khi dùng dụng cụ lấy ráy tai khiến đầu dụng cụ vào sâu bên trong, gây thủng màng nhĩ. Nếu lỗ thủng nhỏ sẽ tự lành, ngược lại nếu lỗ thủng lớn sẽ rất khó tự lành và gây ra viêm tai giữa mạn tính.

Tìm hiểu thêm: Các nhà khoa học đang chạy đua để tìm hiểu biến thể mới Omicron

Viêm tai giữa mạn tính thủng nhĩ có nguy hiểm không? 1 Sổ mũi do viêm đường hô hấp kéo dài gây viêm tai giữa mạn tính thủng nhĩ

Mức độ nguy hiểm của viêm tai giữa mạn tính thủng màng nhĩ

Trong nhiều trường hợp màng nhĩ hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, tình trạng viêm tai giữa mạn tính thủng nhĩ kéo dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như:

  • Suy giảm thính lực là biến chứng phổ biến khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, gây ra tâm lý tự ti, mặc cảm.
  • Thủng màng nhĩ chính là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào sâu trong tai giữa dễ dàng hơn, đồng thời lan ra các bộ phận xung quanh gây ra điếc vĩnh viễn, thậm chí tử vong.

Người bị viêm tai giữa mạn tính do thủng màng nhĩ cần chú ý gì?

Trong thời gian điều trị viêm tai mạn tính thủng nhỉ, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị bằng thuốc nội khoa, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Không để nước vào trong tai khi tắm gội.
  • Không nên đi bơi trong thời gian điều trị bệnh.
  • Hạn chế cho trẻ em bú nằm vì có thể khiến sữa vào tai khiến nhiễm trùng nặng hơn.
  • Tránh nơi ồn ào, âm thanh quá lớn.
  • Nên nghỉ ngơi nhiều, sinh hoạt lành mạnh, tránh căng thẳng đầu óc.
  • Vệ sinh tai hàng ngày để tránh lây lan viêm nhiễm ra ống tai.
  • Tuyệt đối không dùng tăm bông hoặc vật cứng để lấy ráy tai, ngoáy tai đưa mủ ra ngoài.
  • Không tự ý dùng thuốc bôi, đắp dân gian bởi có thể khiến tình trạng nhiễm trùng trầm trọng hơn.
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng, thực đơn giàu vitamin và khoáng chất như A, C, E và kẽm.

Viêm tai giữa mạn tính thủng nhĩ có nguy hiểm không? 4

>>>>>Xem thêm: Mắt đổ ghèn: Nguyên nhân và cách điều trị

Đi khám tai mũi họng ngay khi có dấu hiệu bất thường

Trên đây là toàn bộ kiến thức về bệnh viêm tai giữa mạn tính thủng nhĩ. Tình trạng này hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được chữa trị đúng cách. Vi thế, người bệnh nếu có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh đừng chần chừ mà hãy đi khám ngay tại cơ sở chuyên khoa.

An An

Nguồn Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *