Viêm tai xương chũm có cholesteatoma là gì? Cách điều trị ra sao

Viêm tai xương chũm có cholesteatoma có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Do đó, việc nhận biết đặc điểm dấu hiệu của bệnh lý sẽ giúp mỗi người hiểu rõ hơn về hướng phòng ngừa và điều trị căn bệnh này.

Bạn đang đọc: Viêm tai xương chũm có cholesteatoma là gì? Cách điều trị ra sao

Vậy viêm tai xương chũm có cholesteatoma là gì và cách điều trị ra sao? Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau để được lý giải cụ thể nhé.

Viêm tai xương chũm có cholesteatoma là gì?

Viêm tai xương chũm là một bệnh lý xảy ra ở tai giữa khi vi khuẩn tấn công qua niêm mạc ở hòm tai và thông bào của xương chũm. Bệnh thường tiến triển thành viêm xương chũm hoặc ở trong một số trường hợp, chính bởi độc tố của vi khuẩn quá mạnh mà sẽ tiến thẳng vào trong xương chũm.

Viêm tai xương chũm có cholesteatoma là gì? Cách điều trị ra sao1 Viêm xương chũm có cholesteatoma là gì?

Cholesteatoma vốn là một khối trắng và mềm giống như bã đậu và có nguồn gốc từ biểu mô vảy, bên trong có chứa lớp sừng keratin. Viêm tai xương chũm có cholesteatoma được gọi là một dạng của viêm tai giữa mạn lành tính tróc vảy. Đặc trưng của bệnh đó là xuất hiện một khối bị sừng hóa và các tế bào chết.

Viêm xương chũm có cholesteatoma chủ yếu là viêm tắc mạch máu xương và viêm loãng xương khiến cho các vách ngăn ở tế bào xương bị phá vỡ. Lúc ấy, các ổ mủ sẽ tập trung thành những túi mủ, thậm chí là xuất hiện các khối xương mục. Lớp ngoài của xương có thể có mủ chảy ra bên ngoài hoặc có thể đổ vào sọ và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng của viêm tai xương chũm

Những triệu chứng của căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, được chẩn đoán mắc chứng viêm tai và viêm mũi họng khi đang có tiến triển giảm dẫn bỗng nhiên bị sốt cao trở lại. Trẻ lúc này sẽ gặp phải một số triệu chứng như co giật, nôn, cứng gáy, mủ ở vùng tai trở nên đặc và nhiều hơn, những cơn đau nhức ở tai tăng thêm, thậm chí cơn đau còn lan xuống cổ và đau nửa bên đầu.

Căn bệnh viêm tai này còn khiến cho khả năng nghe kém dần, màng nhĩ bị đỏ, da ở trên bề mặt của xương chũm bị đỏ, sưng, khi ấn vào có cảm giác đau. Viêm tai xương chũm có cholesteatoma nếu như không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hoặc trở thành căn bệnh viêm tai xương chũm mãn tính.

Tìm hiểu thêm: Top 5 loại sữa whey protein cho nữ tốt nhất bạn không thể bỏ qua!

Viêm tai xương chũm có cholesteatoma là gì? Cách điều trị ra sao2 Viêm tai xương chũm có cholesteatoma khiến khả năng nghe bị suy giảm

Chẩn đoán viêm xương chũm có cholesteatoma

Chẩn đoán cận lâm sàng

Chụp cắt lớp vi tính xương thái dương:

  • Chụp tư thế coronal: Nhằm đánh giá sự thương tổn từ trước ra sau.
  • Chụp tư thế axial: Nhằm đánh giá sự tổn thương từ trên xuống dưới.
  • Chụp CT Scanner: Sào bào mở rộng, bên trong chứa các tổ chức viêm, tổn thương trần sào bào, ống bán khuyên, xương con bị tiêu hủy.

Đo thính lực

Khi đo thính lực đơn âm, khả năng nghe kèm, dẫn truyền nặng hoặc hỗn hợp nghiêng về dẫn truyền. Ở một số trường hợp, tuy có gián đoạn xương con nhưng khả năng thính lực không giảm nhiều bởi tổ chức cholesteatoma tạo ra cầu nối nhằm đảm bảo sự liên tục của chuỗi xương con.

Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán thể kinh điển:

  • Người trưởng thành: Xương có màu đặc ngà, quá trình viêm kéo dài, xuất hiện khối cholesteatoma.
  • Trẻ nhỏ: Khối cholesteatoma bị lan nhanh bởi xương chũm đang ở trong giai đoạn phát triển.

Chẩn đoán thể theo tính chất của cholesteatoma

Cholesteatoma ướt: Phổ biến nhất đó là gây hôi viêm, khối cholesteatoma khi ăn thông với ổ viêm xương có mủ, vỏ bọc ở bên ngoài vỡ và có mùi thối.

Cholesteatoma khô: Lỗ thủng màng chùng, mủ tai chảy ít, khối cholesteatoma ăn thông với bên ngoài thông qua lỗ thủng màng nhĩ, vỏ bao ngoài vẫn còn nguyên vẹn.

Điều trị viêm tai xương chũm có cholesteatoma

Thực hiện phẫu thuật

Phẫu thuật viêm tai xương chũm có cholesteatoma có mục đích nhằm giữ khô hốc mủ, lấy sạch phần bệnh tích, bảo tồn cấu trúc tham gia truyền âm ở tai, ngăn chặn và điều trị các biến chứng cũng như ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Tuy nhiên, việc thực hiện phẫu thuật cần phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tính chất, vị trí, mức độ lan tràn của bệnh tích, khả năng thính lực, độ tuổi bệnh nhân, kinh nghiệm của phẫu thuật viên.

Viêm tai xương chũm có cholesteatoma là gì? Cách điều trị ra sao3

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu HPV là gì?

Người bệnh cần được đo thính lực trước khi thực hiện phẫu thuật viêm tai xương chũm có cholesteatoma

Thực hiện điều trị nội khoa

Để làm giảm triệu chứng của viêm tai xương chũm, bệnh nhân có thể sử dụng oxy già hoặc nước muối sinh lý để nhỏ vào tai, hút rửa rồi lau khô nhẹ nhàng.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể nhỏ tai bằng những dung dịch như Polymyxin, Gentamycin, Chloromycetin… Thậm chí có thể phối hợp với steroid để tăng khả năng kháng viêm. Bệnh nhân có thể dùng dung dịch acid acetic 1,5% nếu bị nhiễm vi khuẩn Pseudomonas.

Người bị viêm tai xương chũm có cholesteatoma có thể dùng kháng sinh toàn thân dựa theo kết quả của kháng sinh đồ. Người bệnh nên dùng những kháng sinh phổ hẹp có ít biến chứng và tác dụng phụ nhất. Việc điều trị nên tiếp tục thực hiện trong 3 đến 4 tuần và nên dùng ít nhất là 3 đến 4 ngày sau khi nước ở tai ngừng chảy.

  • Sử dụng Tobramycin: Người lớn dùng 3mg/kg/ngày, và chia làm 3 liều bằng nhau, cách 8 giờ thì uống một lần. Với trẻ em thì nên dùng từ 6 đến 7,5mg/kg/ngày và chia làm 3 hoặc 4 lần sử dụng.
  • Sử dụng Piperacillin để truyền tĩnh mạch: Với trẻ sơ sinh, nên dùng 90mg/kg cho 8 giờ. Với trẻ từ 1 tháng 12 tuổi, dùng 90mg/kg trong 6 đến 8 giờ (Tối đa 45mg mỗi 6 giờ ). Với trẻ trên 12 tuổi thì dùng 100 – 200mg mỗi 8 giờ. Trong trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng thì nên tăng lên đến 200 – 300mg mỗi 6 giờ.
  • Ceftazidime truyền hoặc tiêm tĩnh mạch: Với người lớn, cần dùng từ 1 đến 2g trong 8 giờ. Với trẻ từ 1 tháng đến 18 tuổi, trẻ nên dùng 25mg/kg cho 8 giờ.

Viêm tai xương chũm có cholesteatoma có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu như bạn không biết cách chủ động điều trị. Do đó, khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh lý, bạn nên có hướng khắc phục kịp thời nhé.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *