Chán ăn gây suy nhược cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Người bệnh cần bổ sung các loại vitamin để bồi bổ cơ thể, kích thích ăn ngon miệng. Vậy Vitamin nào kích thích ăn uống cho người lớn? Người bệnh chán ăn nên uống Vitamin gì?
Bạn đang đọc: Vitamin nào kích thích ăn uống cho người lớn? Chán ăn nên uống vitamin gì?
Bên cạnh việc uống thuốc chữa bệnh chán ăn, người bệnh nên bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể bằng cách uống các loại Vitamin hoặc bổ sung qua con đường ăn uống. Hãy tham khảo bài viết viết sau đây để tìm hiểu loại Vitamin nào cần thiết cho người chán ăn.
Contents
Chán ăn có nguy hiểm không?
Chán ăn gây mệt mỏi, căng thẳng dẫn đến trầm cảm
Chán ăn nghe tưởng chừng vô hại nhưng lại rất nguy hiểm cho sức khỏe vì gây nên những hậu quả ngay lập tức gồm: Suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng, thiếu chất, giảm cân nhanh. Nhưng thực tế, chứng biếng ăn còn gây ra những tác hại nghiêm trọng hơn rất nhiều và diễn ra âm thầm bên trong cơ thể bạn. Những ảnh hưởng xấu của chán ăn gồm:
Thiếu năng lượng, thiếu chất dinh dưỡng nuôi cơ thể sẽ làm giảm chức năng hoạt động của rất nhiều các cơ quan trong cơ thể. Từ đó làm chứng chán ăn nặng thêm và chuyển dần trở thành mạn tính, rất khó điều trị.
Do hệ miễn dịch suy giảm nên làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Có thể mắc các bệnh mạn tính nguy hiểm như huyết áp, tiểu đường, loãng xương, bệnh xương khớp hay các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch…
Chán ăn làm trầm trọng hơn những căn bệnh bạn đang mắc phải.
Phụ nữ có thể vô sinh nếu chứng chán ăn kéo dài.
Gây ảnh hưởng đến tâm lý như mệt mỏi, stress, thậm chí dẫn đến trầm cảm, tự tử.
Theo những thống kê mới nhất, chứng chán ăn ở người lớn không được chữa trị đúng cách và dứt điểm sẽ trở thành bệnh mạn tính. Nguy hiểm hơn, đây là dạng bệnh có nguy cơ tử vong cao, chiếm đến 10% trong tổng số những ca bệnh mắc phải.
Vitamin nào kích thích ăn uống cho người lớn? Chán ăn nên uống Vitamin gì?
Bên cạnh một số loại thuốc bổ cho người chán ăn, bạn cũng nên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng qua con đường ăn uống để giúp kích thích ăn ngon miệng khiến cơ thể khỏe mạnh hơn.
Vitamin nhóm B
Là loại vitamin giúp chuyển hóa đường, đạm và chất béo trong cơ thể, duy trì sự tăng trưởng, giúp não và hệ thần kinh hoạt động, tăng cường hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch… Mẹ bầu cần bổ sung nhóm vitamin đầu tiên và nhiều nhất.
Một số loại thực phẩm chứa nhiều Vitamin nhóm B như sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt, cá, hải sản, nấm, súp lơ, ngô, các loại đậu, trái cây có múi, các loại hạt dinh dưỡng…
Vitamin A
Là loại vitamin tốt cho mắt, giúp tăng cường sự chuyển hóa, tăng cường hệ miễn dịch… và tan trong dầu. Để sử dụng Vitamin A có hiệu quả bạn nên kết hợp với chất béo.
Một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A như cà rốt, khoai lang, các loại rau có màu xanh đậm, trái cây nhiệt đới, cá, gan động vật, gấc, củ dền…
Vitamin C
Là loại vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch tốt nhất, tăng cường hấp thu sắt, tham gia duy trì chức năng hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Cơ thể không thể tự tạo ra Vitamin C, không có khả năng tích trữ vì vậy mẹ bầu nên bổ sung Vitamin C hàng ngày.
Vitamin C có thể tìm thấy nhiều trong các loại trái cây có vị chua, ổi, dứa, kiwi, súp lơ, ớt chuông…
Tìm hiểu thêm: Mổ hạt xơ dây thanh có nguy hiểm không?
Vitamin C có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch tốt nhấtVitamin E
Là một chất chống oxy hóa giúp loại bỏ độc tố, loại bỏ gốc tự do. Theo nhiều nghiên cứu, bằng cách tạo ra sự biệt hóa cao hơn trong các tế bào T (tế bào miễn dịch) chưa trưởng thành, thực phẩm có chứa Vitamin E có tác dụng cải thiện khả năng miễn dịch của tế bào. Những loại thực phẩm giàu Vitamin E như các loại hạt dinh dưỡng, óc chó, hạnh nhân, hạt dẻ, củ cải, quả bơ, khoai môn, cà chua…
Vitamin D
Giúp điều chỉnh và cân bằng lượng Canxi và Phospho trong cơ thể, ngoài ra còn giúp hấp thu Canxi tốt hơn. Vitamin D được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như cá thu, cá trích, cá mòi, cá hồi, trứng, các loại thịt đỏ, sữa và các sản phẩm từ sữa… Ngoài ra, phơi nắng trước 9 giờ sáng cũng giúp cơ thể bổ sung Vitamin D.
Kẽm
Giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, làm lành vết thương, giảm nguy cơ suy tim và các bệnh tim mạch, làm chậm lão hóa. Bạn có thể tìm thấy kẽm trong các loại thực phẩm sau: Hàu, các loại hải sản như tôm, cá, thịt đỏ, các loại đậu, rau chân vịt, súp lơ, nấm, hạt bí, yến mạch, gạo lứt…
Sắt
Sắt là nguyên tố vi lượng có chức năng tham gia vào quá trình tạo máu. Các loại thực phẩm như rau có màu xanh đậm như rau chân vịt, măng tây, đậu bắp, nấm, các loại đậu, trái cây, nội tạng động vật có chứa một lượng sắt phong phú.
Một số dưỡng chất khác
Ngoài ra, cần tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm chứa nhiều Omega 3, Canxi, chất chống oxy hóa…
Canxi là một khoáng chất quan trọng trong cơ thể con người. Đây là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng khi kết hợp với Phospho, làm cho xương và răng chắc khỏe. Ngoài ra, Canxi còn cần cho quá trình hoạt động của tim, hoạt động của thần kinh cơ, chuyển hóa của thế bào và quá trình đông máu.
Omega 3 ngăn tác nhân gây bệnh tim, ổn định huyết áp, phát triển não bộ, giảm mỡ trong gan, cải thiện các bệnh rối loạn thần kinh, ngăn ngừa ung thư, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Các giải pháp hỗ trợ chữa chán ăn
Ngoài việc cần lưu ý bị chán ăn nên uống Vitamin gì, để điều trị chứng bệnh này ở người lớn bạn nên chú ý một số vấn đề sau:
Chữa trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh
Tăng cường bổ sung dinh dưỡng và sử dụng các loại thuốc bổ nhằm hỗ trợ kích thích ăn ngon cho người chán ăn chỉ có tác dụng tạm thời. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên chán ăn. Tìm đúng nguyên nhân và điều trị tận gốc sẽ giúp bạn giải quyết triệt để chứng bệnh này.
Giải tỏa tâm lý
Một tinh thần lạc quan, vui vẻ là yếu tố quan trọng giúp điều trị dứt điểm mọi bệnh tật, kể cả chứng chán ăn. Phần lớn tình trạng chán ăn ở người lớn là do những bất thường về tâm lý gây ra.
Do đó khi bạn có thể lấy lại được tinh thần, giải tỏa được tâm lý sẽ giúp cơ thể tăng thêm sức sống, từ đó kích thích cảm giác thèm ăn, ăn ngon miệng hơn.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
>>>>>Xem thêm: Sưng lưỡi là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Uống nhiều nước giúp loại bỏ độc tố, giảm căng thẳng, hỗ trợ tiêu hóa tốtĐể cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể và cải thiện được chứng chán ăn, bước đầu tiên, mẹ bầu cần một chế độ ăn uống đủ chất và cân đối giữa ba nhóm dưỡng chất gồm đường, đạm, chất béo.
Nên tăng cường sử dụng những loại thực phẩm lành mạnh như các chất béo từ thực vật, các loại thực phẩm giàu Omega 3, tăng cường đạm thực vật, tăng cường chất xơ bằng cách ăn nhiều trái cây và rau xanh. Tốt nhất nên chế biến thực phẩm thành những món ăn thanh đạm tốt cho tiêu hóa.
Không sử dụng chất kích thích, hạn chế sử dụng rượu bia, hạn chế đồ chiên nướng, các loại thức ăn nhanh, giảm lượng đường và muối.
Uống nhiều nước giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, giảm căng thẳng, tinh thần sảng khoái… Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày là cách đơn giản mà hiệu quả để cải thiện chứng chán ăn.
Thường xuyên thay đổi thực đơn để đa dạng các món ăn, chia thành nhiều bữa ăn. Ngoài ra cần chú ý trong việc chế biến món ăn, chọn thực phẩm được thái nhỏ hoặc băm nhuyễn, những món ăn được nấu hoặc hầm nhừ.
Tăng cường tập luyện thể dục thể thao
Cùng với chế độ ăn uống, để cải thiện nhanh tình trạng chán ăn và hỗ trợ quá trình hấp thu và tiêu hóa thức ăn tốt hơn, bạn cần phải thường xuyên tập thể dục thể thao hoặc vận động nhiều.
Ngoài ra, bạn cũng cần xây dựng một thời gian biểu hợp lý, cân đối thời gian làm việc và tập luyện thể dục kết hợp nghỉ ngơi thư giãn.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể