Lún hoặc vỡ xương sọ là một dạng bệnh lý của chấn thương sọ não nghiêm trọng và có nguy cơ bị tử vong cao. Những nguyên nhân chủ yếu gây vỡ xương sọ là do tai nạn giao thông, tai nạn về lao động, tai nạn trong sinh hoạt,…
Bạn đang đọc: Vỡ xương sọ: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh
Vỡ xương sọ sẽ làm xuất hiện vết thương sọ não do bị tác động mạnh gây ra chấn thương sọ dưới dạng đường nứt dọc, bị đè ép, lún hoặc vỡ xương sọ. Phần lớn nguyên nhân gây ra bệnh này là do các vấn đề về tai nạn làm tổn thương đến phần sọ. Việc điều trị chấn thương sọ não tùy thuộc vào đường vỡ phức tạp, đơn giản hoặc có dấu hiệu máu tụ nội sọ đi kèm. Hãy cùng tham khảo bài viết của Kenshin để tìm hiểu cụ thể hơn về vỡ xương sọ.
Contents
Tìm hiểu chung về vỡ xương sọ
Vỡ xương sọ là tình trạng gãy xương xảy ra ở hộp sọ, còn được gọi là vỡ xương hộp sọ. Hiện nay, vỡ xương sọ được phân thành nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, nguyên nhân chính gây tình trạng này là do sự tác động hoặc cú đánh mạnh làm gãy xương. Một chấn thương nào đó của não cũng có thể đi kèm với tình trạng gãy xương.
Vỡ xương sọ còn phụ thuộc vào lực và vị trí tác động lên hộp sọ hoặc hình dạng của vật thể khi tác động lên vùng đầu. Vật thể nhọn sẽ có khả năng đâm thủng hộp sọ hơn so với bề mặt cứng, cùn hoặc mặt đất. Những trường hợp vỡ xương sọ khác nhau sẽ có các mức độ chấn thương và tổn thương xương sọ khác nhau. Phân loại một số loại vỡ xương sọ cơ bản:
- Vỡ kín: Hay còn được gọi là vỡ xương đơn giản, vùng da sẽ bao phủ vùng bị vỡ xương và không làm cắt hoặc bị rách.
- Vỡ xương hở: Còn được gọi là vỡ xương phức hợp. Đối với vỡ xương sọ hở, vùng da sẽ bị rách và lòi xương ra bên ngoài.
- Vỡ lún: Đây là loại vỡ xương khiến cho hộp sọ bị thụt hoặc lún vào bên trong khoang não.
- Vỡ xương nền: Thường xảy ra ở sàn của sọ như các vùng quanh mắt, vùng tai, vùng mũi hoặc phần đầu cổ và gần cột sống.
- Một số loại vỡ xương sọ khác: Tuyến tính (theo đường thẳng) và nhiều mảnh (vỡ thành ba hoặc nhiều phần).
Nguyên nhân nào gây vỡ xương sọ ở bệnh nhân?
Vỡ xương hộp sọ thường xảy ra do bị tác động mạnh gây phá vỡ vùng xương ở sọ. Bất cứ sự tác động nào lên phần đầu cũng có thể gây vỡ xương như bị vật rơi trúng đầu, té ngã, va chạm đập đầu xuống đất, chấn thương đầu do tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động, tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày.
Một số các trường hợp có nguy cơ bị tình trạng gãy xương sọ như:
- Ngã từ trên cao xuống gây chấn thương;
- Do các tai nạn xe cơ giới;
- Sự tấn công có tác động mạnh dẫn đến chấn thương đầu;
- Bị súng bắn vào đầu.
Các biểu hiện khi bị vỡ xương sọ
Bệnh nhân có thể nhận có các biểu hiện khi bị vỡ xương sọ cụ thể như sau:
- Máu chảy nhiều ở vết thương, vùng hốc mắt, vùng tai và vùng mũi.
- Chảy dịch não tủy ở mũi hoặc tai và đôi khi có kèm theo máu.
- Máu bị tích tụ ở sau màng nhĩ hoặc trong ống tai ngoài (khi bị rách màng nhĩ).
- Tụ máu ở phía sau tai hoặc quanh ổ mắt (mắt gấu trúc) gây ra tình trạng bầm tím sau tai hoặc vùng dưới của mắt.
- Kích thước đồng tử không đồng đều và có thể bị mất phản xạ ánh sáng.
- Bị mất thính giác và khứu giác
- Suy giảm về chức năng thần kinh ở mặt.
- Tổn thương mạch máu và nhu mô não nên có nguy cơ gây tụ máu dưới màng cứng hoặc tụ máu não. Khối máu tụ này sẽ gây tăng áp lực tong hộp sọ và xuất hiện các triệu chứng như mất ý thức, đau đầu, nôn ói, cứng cổ,…
Tìm hiểu thêm: Viêm xung huyết hang vị điều trị bao lâu? Biến chứng có thể gặp phải
Khi nào bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ?
Vậy khi nào thì bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ? Người bệnh cần nhanh chóng được cấp cứu bởi bác sĩ chuyên môn khi xuất hiện tình trạng khó thở, chảy máu tai, mũi, sưng mặt, co giật, bất tỉnh,… Cụ thể hơn là:
- Thở khó khăn, mệt nhọc, thở gấp hoặc khó lưu thông máu.
- Máu chảy không ngừng ở mũi, tai hoặc vết thương.
- Có chất dịch trong suốt chảy ra từ vùng mũi hoặc ở tai.
- Sưng phù mặt, chảy máu hoặc bầm tím mặt.
- Xuất hiện vật nhô ra từ trong hộp sọ.
- Tình trạng co giật, bất tỉnh, nhiều thương tích, đau đớn hoặc mất ý thức tạm thời.
Chẩn đoán và phương pháp điều trị vỡ xương sọ
Thông thường, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán vỡ xương sọ qua việc hỏi thăm bệnh sử và khám thực thể, xét nghiệm toàn bộ máu, xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện và chụp cắt lớp CT Scan.
>>>>>Xem thêm: Một số thông tin về trà nấm đông trùng hạ thảo Kami tea bạn cần biết
Việc điều trị vỡ xương ở sọ còn tùy thuộc vào các loại vỡ xương, độ nghiêm trọng khi chấn thương và triệu chứng chấn thương não đi kèm khác. Cụ thể là:
- Vỡ xương sọ kín: Thông thường sẽ không cần điều trị đặc hiệu đối với trường hợp này. Phần lớn xương sọ sẽ tự lành, chỉ cần uống thuốc giảm đau và nghỉ ngơi hợp lý.
- Vỡ xương sọ hở: Cần phải làm phẫu thuật để lấy mảnh xương vỡ ra. Nếu có tình trạng rò dịch não tủy hay độ dày của xương sọ lớn hơn phần xương vỡ gây ra hiện tượng đè ép.
- Vỡ xương sọ đè ép: Cần thực hiện phẫu thuật để đặt lại mảnh xương vỡ. Sau đó, tiến hành vá lại màng cứng, lấy bỏ nhu mô não tổn thương và khâu lại các mạch máu đã đứt rách.
- Gãy lún: Cần thực hiện phẫu thuật. Xương sọ khi bị gãy lún thường khó lành gây tổn thương não nặng hơn nếu phần xương bị vỡ không được điều trị hoặc gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
- Vết thương hở, chảy máu hoặc bầm dập: Có thể sử dụng kháng sinh dự phòng khi cần thiết.
- Phẫu thuật vỡ xương sọ sẽ được chỉ định trong các trường hợp như vỡ xương phức tạp, lún xương, rò dịch não tuỷ, đè ép nhu mô não hoặc máu tụ ở bên trong não gây tăng áp lực nội sọ.
Chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân vỡ xương sọ
Để hồi phục vỡ xương sọ tốt hơn, người bệnh cần lưu ý về biện pháp khắc phục tại nhà và xây dựng lối sống sinh hoạt phù hợp.
- Xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp.
- Hạn chế các tác động mạnh như nâng đỡ vật nặng, hắt hơi, xì mũi,…
- Tránh các căng thẳng có thể gây tăng áp lực trong đầu.
- Nên sử dụng vòng đỡ cổ để ngăn chặn di chuyển phần đầu và cổ. Nẹp cổ mềm hoặc cứng giúp ngăn chấn thương và giảm đau cổ khi bị gãy xương.
- Có thể áp dụng phục hồi tiền đình thông qua các hoạt động để cải thiện sự cân bằng và giảm tình trạng chóng mặt.
Tình trạng vỡ xương sọ nên được phát hiện và điều trị cấp cứu kịp thời. Nếu kéo dài, bệnh có thể trở nặng hơn và gây ra nguy cơ tử vong cao ở bệnh nhân. Hy vọng qua bài viết này, người bệnh có thể nắm rõ hơn về nguyên nhân vỡ xương sọ và phương pháp phù hợp để điều trị bệnh.
Xem thêm: Tình trạng nứt sọ não do đâu? Dấu hiệu và cách chẩn đoán
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể