Xét nghiệm đờm AFB và những thông tin cần biết

Xét nghiệm đờm AFB với mục đích tìm xem có sự tồn tại của vi khuẩn gây bệnh lao hay không. Từ đó, giúp ích cho quá trình điều trị cũng như phòng ngừa bệnh.

Bạn đang đọc: Xét nghiệm đờm AFB và những thông tin cần biết

Lao phổi là một trong những căn bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Chính vì vậy, việc phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm là vô cùng quan trọng. Và để xác định một người có mắc bệnh lao phổi không thì cần tiến hành xét nghiệm đờm AFB. Vậy xét nghiệm đờm AFB là gì? quá trình tiến hành xét nghiệm như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!

Xét nghiệm đờm AFB là như thế nào?

Đây là phương pháp xét nghiệm để tìm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis – vi khuẩn gây bệnh lao có trong dịch đờm của người bệnh hay không bằng cách soi trực tiếp dưới kính hiển vi.

Xét nghiệm đờm AFB và những thông tin cần biết 1 Xét nghiệm đờm AFB và những thông tin cần biết

Đáng lưu ý, loại vi khuẩn này kháng acid, kháng cồn, có vỏ phospholipid dày, có thể phát triển ở mọi bộ phận trên cơ thể và rất khó để điều trị. Vi khuẩn này được viết tắt là AFB (Acid Fast Bacillus). Điều này lý giải vì sao xét nghiệm lao phổi được viết tắt là AFB.

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm đờm AFB?

Bệnh lao được chia thành 2 nhóm chính: Lao phổi và lao ngoài phổi như: Lao màng não, màng tim, lao khớp,… Trong số đó, lao phổi là căn bệnh có tỷ lệ người mắc cao nhất và đang gia tăng đến mức đáng báo động trong một vài năm trở lại đây.

Người bệnh lao phổi ban đầu có các triệu chứng ho, khạc nhổ, sốt nhẹ về chiều, người luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, sụt cân và đổ mồ hôi nhiều. Trong đó, ho là triệu chứng điển hình. Ban đầu là ho khan sau đó tăng nặng thành ho có đờm, ho ra đờm mủ thậm chí đờm máu, kèm với đó là cảm giác đau rát cổ họng.

Bệnh lao phổi có rất nhiều di chứng và khả năng lây nhiễm trong cộng đồng cao khi tiếp xúc, do đó cần được phát hiện và can thiệp sớm. Và ngay khi có các dấu hiệu như đề cập ở trên, những người thường xuyên hút thuốc, người sinh sống và làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, những người tiếp xúc với người bệnh lao,… là những đối tượng cần được tiến hành xét nghiệm lao phổi. Bên cạnh đó, nếu bạn có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh thì nên chủ động thăm khám sớm để bảo vệ sức khỏe của mình tốt nhất.

Tìm hiểu thêm: 6 triệu người Việt mắc bệnh hiếm – Bộ Y tế thông tin

Xét nghiệm đờm AFB và những thông tin cần biết 2 Người hút thuốc là đối tượng dễ bị lao phổi

Quy trình xét nghiệm đờm AFB như thế nào?

Lấy mẫu xét nghiệm

Đầu tiên, bạn cần lấy mẫu bệnh phẩm đờm để mang đi xét nghiệm. Cần lấy mẫu đờm vào nhiều thời điểm, cụ thể: 1 mẫu lấy khi khám bệnh, 1 mẫu lấy sau khi ngủ dậy buổi sáng. Thời điểm lấy 2 mẫu này cần cách nhau ít nhất 2 tiếng đồng hồ để đảm bảo độ chuẩn xác. Nếu xét nghiệm ở trẻ nhỏ thì có thể hút dịch đờm hoặc hút từ dịch dạ dày của trẻ.

Mẫu đờm xét nghiệm cần đảm bảo được khạc từ sâu bên trong phổi, đảm bảo độ đặc sánh và tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định để tránh lây nhiễm cho mọi người xung quanh. Các bước lấy mẫu đờm thường được áp dụng là:

  • Hít sâu và thở mạnh để tạo cơn ho.
  • Lấy sức thật sâu để ho khạc dịch đờm tại vị trí sâu nhất.
  • Nhổ đờm vào cốc đã chuẩn bị sẵn, sau đó đậy nắp lại và đưa cho nhân viên y tế.

Trước khi lấy mẫu đờm thứ 2, bạn cần vệ sinh miệng sạch sẽ. Với những người khó khạc đờm thì bác sĩ có thể chỉ định một số biện pháp rung đờm, long đờm.

Xét nghiệm đờm AFB và những thông tin cần biết 3

>>>>>Xem thêm: Xuất huyết Schonlein Henoch (viêm mạch do IgA) là gì? Có nguy hiểm không?

Ho khạc sâu để lấy được dịch đờm đạt chuẩn.

Tiến hành xét nghiệm

Để tìm vi khuẩn lao trong dịch đờm bác sĩ sẽ tiến hành nhuộm tiêu bản bằng phương pháp Neelsen – phương pháp nhuộm soi dưới kinh hiển vi.

Đọc kết quả xét nghiệm đờm AFB

Bác sĩ sẽ tiến hành ghi nhận số lượng vi khuẩn trong mẫu bệnh phẩm để kết luận 1 người có bị lao phổi hay không. Theo đó:

  • Trên 1 vi trường: Nếu tồn tại 1 – 10 AFB sau khi soi trên 50 vi trường thì kết luận dương tính. Trên 10 AFB trên 1 vi trường khi soi 20 vi trường thì kết luận dương tính.
  • Trên 100 vi trường: Nếu kết quả là 0 AFB thì kết luận âm tính, từ 1 – 9 AFB thì kết luận dương tính, từ 10 – 99 AFB thì dương tính với vi khuẩn lao. Cần ghi cụ thể số lượng để có kết quả chính xác nhất.

Về cơ bản, các xét nghiệm đờm AFB không quá khó khăn nhưng cần được tiến hành bởi những kỹ thuật viên có kinh nghiệm lâu năm bởi cần tỉ mỉ và chính xác tuyệt đối trong quá trình thực hiện.

Hậu quả của bệnh lao phổi rất nguy hiểm. Vì thế, tốt hơn hết, chúng ta nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh lao ngay từ hôm nay bằng cách: Tiêm phòng lao cho trẻ em, tránh khỏi các tác nhân gây bệnh như: Khói bụi, khói thuốc,… Và thận trọng khi tiếp xúc với người bệnh lao.

Xét nghiệm đờm AFB đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát hiện bệnh giai đoạn sớm. Mong rằng những chia sẻ này hữu ích với quý độc giả. Tiếp tục theo dõi các bài viết của Kenshin để có được những kiến thức trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và những người thân yêu. Chúc quý độc giả một ngày nhiều năng lượng.

Lại Thảo

Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *