Chắc hẳn, các bậc phụ huynh đều đã nghe qua khái niệm “Giai đoạn vàng phát triển trí não ở trẻ”. Vậy, giai đoạn vàng này quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của trẻ, các bậc phụ huynh đã nắm rõ hay chưa?
Bạn đang đọc: 3 giai đoạn vàng phát triển trí não ở trẻ phụ huynh không nên bỏ lỡ
Nói một cách dễ hiểu, giai đoạn vàng phát triển trí não ở trẻ chính là thời điểm thích hợp để các bậc phụ huynh can thiệp bằng nhiều cách khác nhau giúp não bộ con yêu phát triển một cách tối đa. Trong cuộc đời trẻ nhỏ sẽ có 3 giai đoạn vàng vô cùng quan trọng, bố mẹ không nên bỏ lỡ.
Contents
Vì sao giai đoạn vàng rất quan trọng đối với trẻ?
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trẻ em vốn dĩ không hề “dốt” bẩm sinh hay ngay từ khi còn nhỏ mà chỉ là do chưa được phát triển IQ một cách đúng đắn. Do đó, ngoài việc giúp trẻ phát triển mạnh mẽ về mặt thể chất, các bậc phụ huynh cũng cần chú trọng thật nhiều vào việc giúp trẻ phát triển trí não và hình thành nhân cách cho con. Chỉ có vậy, trẻ mới trưởng thành thật tốt và có một tương lai xán lạn.
Giai đoạn vàng chính là một yếu tố vô cùng quan trọng cho sự phát triển của con. Nếu bố mẹ biết nắm lấy cơ hội này thì có thể giúp cho trẻ phát triển não bộ một cách tối đa. Ở giai đoạn vàng, não bộ sẽ phát triển nhiều hơn so với bất cứ thời điểm nào khác trong cuộc đời trẻ. Sự phát triển trí não trong giai đoạn vàng sẽ ảnh hưởng và tác động lớn, lâu dài đến khả năng học tập của trẻ trong trường học và khả năng trẻ thành công trong cuộc sống.
Theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học, sẽ có 3 giai đoạn vàng phát triển trí não ở trẻ là từ 0 – 3 tuổi, 5 – 7 tuổi và cuối cùng là 8 – 10 tuổi.
Giai đoạn vàng phát triển trí não ở trẻ
Giai đoạn vàng từ 0 – 3 tuổi
Chỉ số IQ của trẻ sẽ phụ thuộc phần lớn vào số lượng kết nối thần kinh trong não mà số lượng thần kinh trong não này sẽ thay đổi từ khi trẻ mới sinh ra cho tới khi được 2 tuổi. Hầu như mỗi giây mỗi phút sẽ có hàng trăm kết nối thần kinh được bổ sung vào não của trẻ. Não bộ phát triển một cách nhanh chóng và đi kèm theo đó là sự nhận thức về thế giới quan sẽ giúp trẻ trở nên thật thông minh.
Ngoài ra, một số khả năng khác cũng được hình thành ngay từ khi sơ sinh như khả năng thính giác, khả năng thị giác, khả năng ngôn ngữ,… Vì vậy, có thể nói, đây chính là giai đoạn quan trọng nhất của trẻ. Trẻ sẽ dần tò mò về thế giới xung quanh và khao khát lớn được khám phá. Trẻ sẽ thích bắt chước những hành vi của người lớn, mọi cử chỉ, hành động của người lớn đều sẽ tác động đến trẻ, chúng sẽ được trẻ ghi nhớ với tốc độ vô cùng nhanh vào não bộ và hình thành nên hành vi riêng của trẻ.
Do đó, để giúp trẻ phát triển trí não giai đoạn này, các bậc phụ huynh hãy cung cấp cho trẻ một môi trường sống thật tốt, kiểm soát hành vi của mình để hạn chế ảnh hưởng xấu đến trẻ.
Giai đoạn vàng từ 5 – 7 tuổi
Tính cách của con trẻ ở giai đoạn này đã được thể hiện khá đầy đủ. Vì thế nên ở thời điểm này, bố mẹ nên chú ý uốn nắn, sửa đổi tính cách cho con. Trẻ có thể học cái mới rất nhanh ở giai đoạn này nhưng chưa thể phân biệt được rõ đúng sai, phụ huynh cần theo dõi con một cách cẩn trọng, những hành vi sai trái nên được uốn nắn ngay.
Dĩ nhiên, bố mẹ không nên uốn nắn con bằng cách làm con sợ hãi, quát mắng to tiếng hay đánh con. Con sẽ dễ bị khủng hoảng tâm lý và có những hành vi chống đối, thậm chí nguy hiểm hơn, trẻ có thể mắc một số chứng bệnh tâm lý phức tạp như tự kỷ, trầm cảm,… Vì thế, thay vì trách mắng, nạt nộ con, hãy giải thích cho con thế nào là đúng sai và giúp con sửa đổi.
Bố mẹ hãy thường xuyên dành thời gian cho con, đưa con ra ngoài chơi để giúp con khám phá thêm về thế giới xung quanh và học thêm về cách giao tiếp, ứng xử với mọi người.
Tìm hiểu thêm: Suy giảm chức năng màn hầu: Nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị
Giai đoạn vàng từ 8 – 10 tuổi
Giai đoạn này con đã khôn lớn hơn và biết nhiều điều về thế giới xung quanh. Con có thể bớt tò mò với mọi thứ và có thể chán nản với việc học, bắt đầu lộ rõ sự nổi loạn, đôi khi trẻ còn rất ương bướng, thậm chí là cãi lời bố mẹ. 8 – 10 tuổi là độ tuổi mà trẻ khá hiếu thắng, con sẽ luôn thể hiện mình mặc dù cách thể hiện có thể không đúng.
Bố mẹ cần sát sao với con trẻ hơn bao giờ hết ở giai đoạn này bởi đây là giai đoạn sẽ quyết định tính cách tương lai của con. Chú ý, không để con lơ là việc học, hãy kết hợp vừa học vừa chơi để việc học không bị nhàm chán, stress giúp con dễ tiếp thu.
Não bộ sẽ phát triển đến năm bao nhiêu tuổi?
Não bộ chính là trung tâm chỉ huy của cơ thể con người. Các tế bào não sẽ xuất hiện ngay từ khi sinh ra và sẽ luôn tồn tại trong suốt quãng đời còn lại, thế nhưng, các tế bào này kết nối với nhau như thế nào mới chính là cách mà não bộ hoạt động.
Kết nối não bộ sẽ cho phép trẻ di chuyển, suy nghĩ, giao tiếp và làm tất cả mọi thứ. Việc bố mẹ tăng cường chăm sóc con trong những giai đoạn vàng phát triển não bộ sẽ giúp con tạo ra những kết nối này. Não con càng phát triển thì các kết nối não sẽ càng liên kết với nhau theo một cách phức tạp hơn. Trẻ sẽ suy nghĩ và thực hiện các hành động theo một cách phức tạp hơn.
Theo một số các nghiên cứu, não bộ sẽ hoàn toàn trưởng thành ở khoảng 25 tuổi. Những chức năng cơ bản của não bộ khi ấy đã được hoàn thiện. Sau độ tuổi này, não bộ vẫn sẽ học hỏi và tiếp nhận những điều mới và tăng thêm những sự liên kết thần kinh cho tới khi lão hóa dần ở tuổi già.
>>>>>Xem thêm: Trẻ ăn nhiều đậu phụ có tốt không? Những điều cha mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn đậu phụ
Qua đây các bậc phụ huynh cũng có thể thấy được, thời thơ ấu chính là giai đoạn vàng, ảnh hưởng lớn tới giai đoạn trưởng thành sau này của trẻ. Chính vì thế, mong rằng những thông tin bổ ích được đề cập trong bài viết sẽ giúp bố mẹ không bỏ lỡ những giai đoạn vàng giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Quan trọng hơn, hãy cung cấp cho trẻ thật nhiều dinh dưỡng cần thiết để trẻ có thể khôn lớn khỏe mạnh.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể