Đau nhói tai trái là tình trạng bệnh phổ biến có thể khiến người bị cảm thấy khó chịu. Tình trạng này nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy đau nhói trong tai trái là bệnh gì? Khắc phục như thế nào? Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin thông qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Đau nhói trong tai trái là dấu hiệu của bệnh gì? Cách khắc phục như thế nào?
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng gặp phải một số triệu chứng liên quan đến tai trong đó có đau trong tai trái. Nếu tình trạng này kéo dài và ngày càng trở nên khó chịu thì không nên chủ quan vì đó có thể là báo hiệu của một bệnh lý nguy hiểm nào đó.
Contents
Đau nhói trong tai trái có thể là bệnh gì?
Có thể nói, tai là một cơ quan khá phức tạp được cấu tạo bởi nhiều bộ phận. Khi các cấu trúc trong tai gặp trục trặc sẽ gây ra tình trạng đau nhức, không những xảy ra ở tai trái, đau trong tai phải cũng là triệu chứng bệnh về tai thường gặp.
Theo các chuyên gia, nếu tình trạng đau nhức bên tai trái kéo dài và kèm theo một số triệu chứng như ù tai, chóng mặt, giảm thính lực thì rất có thể người bệnh đã mắc phải một trong các bệnh sau:
- Viêm tai giữa: Là tình trạng nhiễm trùng và có thể có các triệu chứng như gây ù tai, đau tai trái. Nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể gây giảm thính lực nghiêm trọng.
- Màng nhĩ bị thủng: Màng nhĩ bị tổn thương khiến tai trái bị đau, nặng hơn là suy giảm thính lực nếu không được điều trị kịp thời. Màng nhĩ bị thủng có thể do dùng vật nhọn chọc vào hoặc áp suất thay đổi đột ngột, chịu tác động của tiếng ồn lớn.
- Viêm tai trong: Viêm tai trong là bệnh viêm tai gây đau trong tai, bệnh thường kèm theo một số triệu chứng như đau tai, khó chịu, do tích tụ mủ bên trong tai.
- Xuất hiện khối u ở tai trái: Nếu tai trái xuất hiện khối u, nó cũng có thể gây áp lực lên cấu trúc của tai, dẫn đến đau tai trái. Nếu không được xử lý kịp thời, nó có thể gây nhiễm trùng và lây lan sang các vùng lân cận dẫn đến nhiều biến chứng như áp xe não, viêm màng não,…
Đau nhói trong tai trái có thể là do thủng màng nhĩ hoặc nhiều nguyên nhân khác
Đau nhức tai trái nguy hiểm như thế nào?
Như vậy có thể thấy đau tai trái là biểu hiện điển hình của bệnh nhiễm trùng tai. Tình trạng này không nguy hiểm ngay đến tính mạng nhưng nếu chậm trễ trong quá trình điều trị có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nhiễm trùng tai nhiều lần do dịch trong tai giữa có thể làm hỏng cấu trúc của tai và gây ù tai, giảm thính lực hoặc thậm chí điếc toàn bộ.
Ngoài ra, nhiễm trùng không được điều trị có thể lây lan sang các mô lân cận và gây nhiễm trùng xương chũm. Điều này có thể dẫn đến tổn thương xương và hình thành các u nang chứa đầy mủ. Viêm xương chũm đôi khi cần được điều trị bằng phẫu thuật.
Cách cải thiện đau nhói tai trái
Chườm lạnh hoặc nóng
Chườm nóng hoặc chườm lạnh là một trong những phương pháp giảm đau thường được áp dụng. Tùy theo nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh. Chườm lạnh có tác dụng giảm đau, viêm trong khi chườm nóng giúp cải thiện lưu thông máu. Tuy nhiên, để chườm lạnh, bạn nên dùng khăn mềm, túi nước đá để chườm lên vùng bị đau, tránh dùng đá chườm trực tiếp lên tai.
Xoa bóp
Nếu bạn gặp các triệu chứng đau tai, bạn có thể thử xoa bóp nhẹ nhàng khu vực từ sau tai đến cổ và cơ hàm. Đồng thời, người bệnh cũng có thể kết hợp các bài tập cổ đơn giản để giảm đau nhức và áp lực.
Tìm hiểu thêm: Đang uống kháng sinh có uống thuốc tẩy giun được không?
Chú ý tư thế ngủ tránh áp lực lên taiChú ý tư thế ngủ
Một số thói quen như nằm nghiêng bên trái khiến tai trái tăng áp lực bên trong, lâu dần ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của người bệnh. Do đó, nếu bị đau tai trái, bạn nên điều chỉnh tư thế khi nằm để hạn chế áp lực lên tai.
Các bạn lưu ý tất cả các biện pháp được liệt kê ở trên chỉ mang tính chất tham khảo cho những trường hợp nhẹ, mới khởi phát. Tốt nhất nếu triệu chứng đau tai trái kéo dài, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định rõ nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.
Bổ sung vitamin
Một số vitamin chống oxy hóa như vitamin A, C và E cũng có thể giúp giảm đau tai do nhiễm trùng. Ngoài ra, vitamin còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Khi nào đau tai trái cần đi khám?
Theo các chuyên gia, tìm ra được nguyên nhân gây đau tai trái sẽ có hướng điều trị phù hợp. Ngoài ra quá trình điều trị đau tai cũng cần đảm bảo các mục tiêu sau:
- Giảm đau tức thời: Giúp giảm đau, kháng viêm từ đó giảm triệu chứng ngứa tai, đau tai hiệu quả. Giúp tăng cường tuần hoàn máu, bổ sung chất nuôi dưỡng thần kinh tai cải thiện sức khỏe thính giác.
- Mục tiêu lâu dài: Giúp bổ thận vì thận khai khiếu ra tai. Vì vậy, khi chức năng thận yếu cũng dẫn đến nhiều vấn đề về thính giác.
- Nếu các biện pháp trên không cải thiện được triệu chứng đau hoặc cơn đau trở nên tồi tệ hơn trong vòng 24 giờ tiếp theo kèm theo các biểu hiện như: Chóng mặt, nhức đầu dữ dội, sưng tấy quanh tai, có mủ chảy ra từ tai,… thì bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để khám và điều trị ngay. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của tình trạng viêm nhiễm mà bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc hoặc phẫu thuật.
>>>>>Xem thêm: Nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy? Khi nào ốm nghén kết thúc?
Nếu gặp các triệu chứng đau nhức tai, chảy mủ kéo dài nên đi khám bác sĩHy vọng với những thông tin chia sẻ trong bài đã giải đáp được thắc mắc của bạn về bệnh đau nhói trong tai trái đồng thời cung cấp thêm cho bạn những kiến thức bổ ích về tình trạng này. Nếu có những dấu hiệu bất thường ở tai, bạn nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và tư vấn cách điều trị phù hợp nhất nhé!
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể