Chuyên gia giải đáp: Tiêm HPV bị chậm kinh là như thế nào?

Rất nhiều chị em phản hồi rằng, sau khi đi tiêm HPV về bị chậm kinh. Họ lo lắng không biết tình trạng này là do đâu và nên khắc phục như thế nào?

Bạn đang đọc: Chuyên gia giải đáp: Tiêm HPV bị chậm kinh là như thế nào?

Tiêm HPV hiện là giải pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Nữ giới từ 9 – 26 tuổi nên tiến hành mũi tiêm này để bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, sau khi đi tiêm về thì khá nhiều chị em gặp phải tình trạng bị chậm kinh nguyệt. Vậy chị em chậm kinh có phải do tác dụng phụ của viêm tiêm vắc xin HPV hay còn do căn nguyên nào khác? Tiêm HPV bị chậm kinh do đâu? Cùng tìm hiểu nhé!

Tiêm HPV bị chậm kinh nguyệt?

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh lý ở nữ giới có tỷ lệ tử vong cao, trung bình mỗi ngày có từ 7 – 10 ngày tử vong do căn bệnh này. Tỷ lệ người bị ung thư cổ tử cung ở nước ta cũng đang ở mức đáng báo động. Đáng lưu ý, căn bệnh này có tỷ lệ lây nhiễm cao khi quan hệ tình dục và sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thai nhi nếu mẹ là người mắc bệnh.

Không chỉ gây gánh nặng về tài chính, các triệu chứng, biến chứng của bệnh lý này cũng đe dọa rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy, việc phòng ngừa HPV là vô cùng cần thiết.

Chuyên gia giải đáp: tiêm HPV bị chậm kinh là như thế nào? Chuyên gia giải đáp: Tiêm HPV bị chậm kinh là như thế nào?

Bên cạnh việc xây dựng đời sống tình dục an toàn, chung thủy, thì tiêm vắc xin ngừa HPV được xem là giải pháp tối ưu nhất hiện nay. Nhưng khá nhiều chị em đi tiêm phòng về thì bị chậm kinh nguyệt, vậy tình trạng này là do đâu?

Theo các chuyên gia, không có bất kỳ căn cứ nào cho thấy vắc xin ngừa HPV có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em. Vì thế, có thể khẳng định chị em bị chậm kinh là do căn nguyên khác chứ không phải do ảnh hưởng của vắc xin HPV. Do đó, khi gặp trường hợp này, chị em cần tìm hiểu kỹ về lý do thực sự khiến mình bị chậm kinh nguyệt là gì, từ đó có được giải pháp khắc phục hiệu quả và đúng cách.

Một số nguyên nhân thường gặp khiến chị em bị chậm kinh

Chậm kinh nguyệt do mang thai

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng chậm kinh ở chị em. Do đó, nếu trước đó bạn có quan hệ tình dục không áp dụng biện pháp phòng tránh thì rất có thể bạn chậm kinh do mang thai chứ không phải do tác dụng của vắc xin ngừa HPV.

Thông thường, ngoài dấu hiệu chậm kinh, chị em mang thai còn có thể bị ngén, nôn nhiều, đổ nhiều mồ hôi, buồn ngủ,… Bạn có thể dùng que thử thai để kiểm tra xem mình có thực sự mang thai không nhé.

Tìm hiểu thêm: Liệu pháp ánh sáng đỏ giúp giảm lượng đường trong máu gần 30%

Chuyên gia giải đáp: tiêm HPV bị chậm kinh là như thế nào? 2 Chậm kinh nguyệt do mang thai

Chậm kinh do tăng/giảm cân quá mức

Có thể bạn chưa biết, việc tăng hoặc giảm cân quá đột ngột cũng sẽ tác động đến lượng estrogen trong cơ thể từ đó dẫn đến chậm kinh, bạn có thể chậm kinh 2 – 3 tháng thậm chí mất kinh. Vì thế, nếu có nhu cầu tăng/giảm cân bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm được phương pháp khoa học nhất nhé.

Các bệnh phụ khoa gây chậm kinh

Một số bệnh phụ khoa như: Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng,… cũng có thể khiến bạn chậm kinh, đau bụng dưới và có thể kèm theo dấu hiệu vùng kín có mùi hôi khó chịu hoặc có tiết dịch vàng, dịch mủ nhầy.

Chậm kinh do tác dụng phụ của thuốc

Chuyên gia giải đáp: tiêm HPV bị chậm kinh là như thế nào? 3

>>>>>Xem thêm: Kem trị rạn da sau sinh Palmer có tốt không?

Chậm kinh do tác dụng phụ của thuốc

Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc kháng sinh, mới đổi sang loại thuốc mới hoặc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thì đó cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị chậm kinh, kinh nguyệt ra nhiều, có kinh 2 lần trong 1 tháng, rong kinh, thống kinh,…

Căng thẳng, stress khiến chậm kinh

Tiêm HPV bị chậm kinh là không đúng, bạn có thể bị chậm kinh chỉ vì thường xuyên căng thẳng, stress. Bởi quá trình tạo ra kinh nguyệt chịu ảnh hưởng bởi vùng dưới đồi – khu vực tạo estrogen trong chu kỳ kinh nguyệt. Vì thế, bạn nên thường xuyên suy nghĩ tích cực, vui vẻ, lạc quan để kỳ kinh nguyệt được đều đặn, không bị rối loạn.

Ngoài ra, việc vận động quá sức, sử dụng rượu bia và các chất kích thích cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị chậm kinh nguyệt. Nếu sau tiêm HPV bị chậm kinh và không xác định được nguyên nhân thực sự khiến chậm kinh là do đâu thì tốt hơn hết chị em nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Lưu ý: Các chị em có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau tiêm vắc xin ngừa HPV như: Đau, sưng đỏ tại vị trí tiêm, đau đầu, sốt nhẹ, nổi mề đay, đau cơ… Các trường hợp nặng hơn có thể bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy… Bạn nên liên hệ chuyên gia để được hỗ trợ tốt nhất.

Như đã đề cập, trong các tác dụng phụ của việc tiêm HPV thì hoàn toàn không có tình trạng chậm kinh. Do đó, tiêm HPV bị chậm kinh là không đúng, việc bạn chậm kinh xuất phát do một nguyên nhân khác. Và bạn hãy tìm ra nguyên nhân để khắc phục sớm bạn nhé. Nếu khó khăn hãy liên hệ bác sĩ để được thăm khám và có được lời khuyên tốt nhất. Vì sức khỏe là vô cùng quan trọng nên đừng chủ quan với bất kỳ dấu hiệu bất thường nào từ cơ thể!

Lại Thảo

Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *