Phương pháp trị mụn cóc ở trẻ em an toàn, hiệu quả

Mụn cóc trẻ em là tình trạng khiến nhiều ba mẹ lo lắng. Bởi trẻ nhỏ chưa biết cách vệ sinh đúng dễ khiến bệnh lan nhanh và biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là cách trị mụn cóc trẻ em hiệu quả, an toàn.

Bạn đang đọc: Phương pháp trị mụn cóc ở trẻ em an toàn, hiệu quả

Người lớn bị mụn cóc đã lo sốt vó chữa trị nhanh, mụn cóc ở trẻ em càng cần được phát hiện sớm. Cha mẹ cần để ý phát hiện trẻ bị mụn này để loại bỏ ngay tránh để lại sẹo xấu trên da sau này. Cùng tham khảo cách trị mụn cóc đơn giản, an toàn mà hiệu quả cho trẻ dưới bài viết này.

Mụn cóc là gì?

Mụn cóc hình thành bởi virus HPV (một loại virus thuộc họ u nhú) trong môi trường nhiễm khuẩn. Đối tượng có nguy cơ cao nhất mắc bệnh này là trẻ em. Nguyên nhân bởi trẻ không biết cách làm sạch cơ thể, giữ gìn vệ sinh.

Có đến khoảng 1/5 trẻ sơ sinh, trẻ em bị mụn cóc. Vị trí nào trên cơ thể cũng có nguy cơ bị mụn cóc như: Bàn tay, bàn chân, trên mặt, quanh miệng, bộ phận sinh dục.

Khi ngứa trẻ thường gãi khiến các nốt mụn bị bong tróc, nứt vỡ làm chất dịch bên trong lây lan sang vùng da lành lặn. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận diện mụn cóc ở trẻ em và gợi ý phương pháp điều trị phù hợp, an toàn với trẻ.

Phương pháp trị mụn cóc ở trẻ em an toàn, hiệu quả 1

Mụn cóc hình thành bởi virut HPV trong điều kiện môi trường nhiễm khuẩn

Làm sao nhận diện mụn cóc ở trẻ em

Câu hỏi nhiều nhất lúc này là: Có những loại mụn cóc nào ở trẻ? Chỉ khi nắm rõ loại mụn và đặc điểm mới có phương pháp điều trị phù hợp. Như vậy mới sớm loại bỏ mụn cóc, giúp con thoải mái và tránh để lại hệ quả sau này.

Trẻ hiếu động dễ mắc mụn cóc hơn cả. Nguyên nhân trẻ nghịch đất cát, chơi bất kỳ đâu tại môi trường chứa mầm bệnh. Sau đây là 3 loại mụn cóc ở trẻ em thường gặp nhất:

  • Phần lớn trẻ bị dạng mụn cóc thông thường. Vị trí chủ yếu loại này ở mu bàn tay, đặc biệt là gần móng tay. Nguyên nhân là vị trí này dễ xước vì trẻ rất hiếu kỳ trong quá trình khám phá gây xước da. Loại này rất dễ nhận diện: Các nốt thường hình mái vòm, thô, cứng ngắc, khá giống chai sạn ở người lớn. Cha mẹ nên chú ý vị trí này nhé để phát hiện sớm cho con, chữa trị kịp thời.
  • Ngoài mụn cóc thông thường, trẻ bị mụn lòng bàn chân cũng khá nhiều. Nguyên do trẻ thường lười đi dép, thích chạy chân trần đùa nghịch. Do đó, vị trí này tiếp xúc thường xuyên với mặt đất. Mụn cóc lòng bàn chân khiến trẻ khó chịu, đau nhức có trường hợp lười vận động. Ở vùng da bị bệnh sẽ cứng hơn chỗ bình thường, xuất hiện các điểm chấm đen trên mụn.
  • Một loại mụn cóc phổ biến ở trẻ em nữa là mụn có Filiform. Đặc điểm nhận diện loại này không khác mụn cóc thông thường là mấy, chỉ là vị trí xuất hiện ở quanh mũi, miệng, mắt.

Chỉ cần có một dấu hiệu nghi ngờ, phụ huynh cần đưa con đi khám bác sĩ ngay để chẩn đoán chính xác bệnh. Mụn cóc ở trẻ em tuy không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng để lâu ngày không chữa nguy hại về thẩm mỹ sau này khiến trẻ tự ti, xấu hổ.

Do vậy cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần hết sức lưu tâm quan sát mỗi khi vệ sinh cơ thể cho bé để tránh bệnh diễn biến xấu khó điều trị và khỏi hoàn toàn.

Tìm hiểu thêm: Cách bảo vệ răng sau khi lấy cao răng

Phương pháp trị mụn cóc ở trẻ em an toàn, hiệu quả 2

Nguyên nhân gây mụn cóc là do trẻ nghịch đất cát, chơi bất kỳ đâu tại môi trường chứa mầm bệnh

Cách trị mụn cóc an toàn cho trẻ

Đối tượng trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh không biết biểu đạt qua lời nói nên việc phát hiện bệnh sẽ khó khăn. Khi này buộc cha mẹ phải thường xuyên kiểm tra cơ thể để phát hiện bệnh sớm.

Trường hợp mọc mụn cóc ở trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể tự can thiệp. Vì theo chuyên gia, gần 60% số trẻ bị mụn cóc sẽ tự khỏi trong 2 năm. Nếu mụn cóc mọc trên mặt, đừng tự ý chữa mà hãy đến đưa trẻ đến bệnh viện kê đơn thuốc. Một số bước chữa trị cha mẹ có thể tự tay làm như sau:

  • Bước 1: Đối với mụn cóc tay chân, cha mẹ có thể chuẩn bị một cái thau chứa nước ấm, ngâm mỗi ngày 5 phút.
  • Bước 2: Khi mụn xuất hiện nhiều, dày, bạn hãy nhẹ nhàng dùng giũa móng tay hay đá bọt giữa nhẹ. Nhớ là, không dùng chung đồ giũa này với bất kỳ ai hay mục đích khác.
  • Bước 3: Bôi thuốc đã được bác sĩ kê lên vùng bị mụn. Hãy cẩn thận tránh dây ra vùng da xung quanh.
  • Bước 4: Đợi thuốc bôi khô, bạn hãy băng vùng da bị mụn cóc bằng băng gạc sạch. Có thể kéo dài thời gian băng bó qua đêm.
  • Bước 5: Sau khi hoàn tất các bước chữa trị cho trẻ, cha mẹ nên rửa sạch tay tránh lây nhiễm từ con.

Kiên trì liên tục 2 – 4 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Đối với trẻ bị mụn nhẹ thì khỏi hoàn toàn. Nếu tình trạng mụn không thuyên giảm, hãy đến bác sĩ để được kê đơn tác dụng mạnh hơn.

Đối với trẻ lớn hơn

Cha mẹ có thể sử dụng bài thuốc dân gian như: Tỏi, nha đam, lá tía tô hoặc dùng trái nhàu trị mụn cóc cho trẻ.

Một cách khác để chữa trị mụn cóc ở trẻ em là dùng miếng dán Plasters không gây đau đớn, dễ sử dụng và hiệu quả cao.

Trong một số trường hợp, trẻ sẽ được bác sĩ chỉ định dùng dạng thuốc bôi ngoài da những loại có chứa axit salicylic. Nếu cần can thiệp sâu và nhanh hơn sẽ dùng đến phương pháp đông lạnh, dán mụn cóc bằng băng keo chuyên dụng,…

Phương pháp trị mụn cóc ở trẻ em an toàn, hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Torch là gì? Một số bệnh nhiễm trùng có liên quan đến Torch

Đối với mụn cóc ở trẻ em thể nhẹ ba mẹ có thể can thiệp điều trị giúp bé

Ngăn ngừa mụn cóc cho trẻ thế nào?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để tránh mất thời gian công sức bản thân và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ, cha mẹ nên áp dụng một vài cách dưới đây giảm nguy cơ mắc mụn cóc cho trẻ:

  • Xây dựng cho con thói quen rửa thay thường xuyên: Rửa tay trước khi ăn, trước khi ngủ, sau khi chơi đùa, sau khi học bài…
  • Tạo thói quen đi giày dép, tuyệt đối không đi chân trần trên đất, nhà tắm, bể bơi công cộng – những nơi nguy cơ lây nhiễm virus cao.
  • Dạy trẻ không dùng chung đồ khăn tắm, giày dép, uống chung nước với bạn bè.
  • Cuối cùng, tiêm phòng vaccine HPV cho trẻ (trẻ từ độ tuổi 11, 12 tuổi trở lên được khuyên tiêm).

Thông thường mụn cóc ở trẻ em sẽ biến mất sau 2 năm. Tuy nhiên, cha mẹ không được lơ là hay xem nhẹ bệnh này. Nên can thiệp chữa trị cho trẻ càng sớm càng tốt. Đối với trẻ nhỏ nên đưa đến bác sĩ để được thăm khám, kê đơn phù hợp và hướng dẫn chi tiết an toàn nhất!

Nguyễn Khuyên

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *