Những tác hại của nước điện giải mà không phải ai cũng biết

Khi bị mất nước do tiêu chảy, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân dùng nước điện giải để bù nước. Để sử dụng nước điện giải một cách hiệu quả nhất, người bệnh cần hiểu rõ lợi ích cũng như tác hại của nước điện giải đối với cơ thể.

Bạn đang đọc: Những tác hại của nước điện giải mà không phải ai cũng biết

Vì sao mỗi khi bị mất nước, chúng ta đều phải bù nước bằng nước điện giải? Hãy tìm câu trả lời qua bài viết sau đây để biết tất cả thông tin về nước điện giải, lợi ích cũng như tác hại của nước điện giải và cách sử dụng đúng ra sao.

Nước điện giải là gì?

Những tác hại của nước điện giải mà không phải ai cũng biết 1 Nước điện giải là loại nước có tính kiềm với độ pH lớn hơn 7

Nước điện giải (Kangen Alkaline Ionized Water) hay còn gọi là nước kiềm hóa, nước ion kiềm, nước Pi là loại nước có tính kiềm với độ pH > 7. Nước điện giải được sản xuất từ công nghệ điện phân nước bên trong máy lọc nước ion kiềm, công nghệ điện giải (hay điện phân) trải qua quá trình tách nước thành dạng ion H+ và OH- để thay đổi độ pH của nước.

Nước bù điện giải có các tính chất đặc trưng như tính kiềm cao, giàu khoáng, giàu chất chống oxy hóa… Đồng thời, vì là những phân tử nước rất nhỏ nên chúng dễ dàng thẩm thấu qua màng tế bào, giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và thải độc cho cơ thể.

Hàng ngày chúng ta đều bị mất một lượng điện giải tự nhiên qua chất thải của cơ thể và mồ hôi. Nước lọc thông thường mà ta thường uống lại không chứa chất điện giải. Nên để bù điện giải đã mất, cách nhanh nhất là sử dụng các loại nước bổ sung chất điện giải.

Trên thực tế, có rất nhiều loại nước điện giải bao gồm cả nước điện giải tự nhiên như sữa, nước dừa, các loại nước ép trái cây… và nước điện giải nhân tạo như nước điện giải đóng chai, đồ uống thể thao, viên uống điện giải… Tuy nhiên, nếu không tìm hiểu kỹ về cách dùng, bạn sẽ không biết đến tác hại của nước điện giải bên cạnh những tác dụng có lợi.

Nước uống điện giải có tác dụng gì?

Từ lâu, nước điện giải đã được ứng dụng trong đời sống, đặc biệt là được sử dụng nhiều trong lĩnh vực y tế, thể thao… với những lợi ích sau đây:

  • Cải thiện các vấn đề về tiêu hóa: Vì nước điện giải có tính kiềm cao nên trung hòa các axit dư thừa trong dạ dày, làm giảm các triệu chứng như đau, trào ngược dạ dày, viêm loét… Nước điện giải cũng có tác dụng sơ cứu trong các trường hợp bị tiêu chảy, sốt, nôn nhiều, mất nước nhẹ và vừa…
  • Tăng cường miễn dịch: Nước bù điện giải là giải pháp tăng cường miễn dịch hiệu quả, có tác dụng cân bằng giữa kiềm và axit trong cơ thể, đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể, chống lại các gốc tự do.
  • Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Uống nước điện giải thường xuyên theo liều lượng phù hợp sẽ giúp bệnh nhân bị tiểu đường trung hòa được lượng axit trong máu, giúp giảm tối đa các khả năng gây biến chứng.
  • Hỗ trợ giảm cân: Uống nước điện giải có tác dụng trung hòa axit tích tụ, giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể, thải độc và thanh lọc cơ thể.

Tìm hiểu thêm: Bật mí lợi ích của ánh nắng mặt trời và cách tắm nắng an toàn

Những tác hại của nước điện giải mà không phải ai cũng biết 2 Nước điện giải có tác dụng giảm lượng mỡ trong cơ thể

  • Ngăn ngừa tình trạng loãng xương: Do nước điện giải có hàm lượng lớn canxi khoáng chất giúp xương chắc khỏe hơn, đồng thời có thể làm giảm lượng canxi đào thải qua nước tiểu, hạn chế tối đa tình trạng cơ thể rút canxi trong xương để trung hòa axit. Nước điện giải được sử dụng rất nhiều trong thể thao vì các ion kiềm trong loại nước này còn giúp hỗ trợ các vấn đề về cơ và khớp, ngăn chặn chấn thương.
  • Hỗ trợ phòng chống ung thư: Các phân tử hydro – một chất chống oxy hóa cực mạnh – chứa trong nước điện giải có thể chống lại sự tấn công của các gốc tự do gây ra ung thư.
  • Cải thiện các vấn đề về da: Nước bù điện giải có cấu trúc phân tử nhỏ giúp cân bằng độ pH của cơ thể, dễ dàng thẩm thấu vào các tế bào, hạn chế mất nước và giúp da luôn đủ ẩm, mềm mịn.

Tác hại của nước điện giải

Không giống như nước thông thường, nước điện giải có nhiều tác dụng có lợi cho cơ thể nhưng tác hại của nước điện giải cũng gây nguy hiểm cho sức khỏe. Người dùng có thể gặp một số tác dụng phụ, đặc biệt là khi uống nước có độ kiềm cao hay cơ thể chưa từng uống nước điện giải trước đó. Tính kiềm quá cao còn có thể ức chế các vi khuẩn có lợi và làm hỏng các axit tự nhiên trong dạ dày. Ngoài ra, độ kiềm trong cơ thể quá cao rất có thể gây ra các bệnh lý ở đường tiêu hóa và da.

Những người lần đầu uống nước điện giải có thể sẽ gặp phải tình trạng ngứa râm ran toàn thân và buồn nôn, tuy nhiên, tình trạng này khá hiếm gặp. Nhiều chuyên gia cũng cảnh báo chúng ta không nên lạm dụng các loại nước điện giải đóng chai bởi một số loại có thể chứa gas, đường hóa học, các chất bảo quản… Các loại nước điện giải dung nạp vào cơ thể một lượng axit lớn, làm tăng nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Oresol là một loại nước điện giải. Thành phần chính của nước điện giải oresol là muối và đường. Nên pha đúng cách và uống đúng liều lượng sẽ bù lại lượng nước đã mất giúp người bệnh hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, nếu pha thuốc không đúng cách sẽ khiến tình trạng người bệnh ngày càng nặng hơn, thậm chí gây nên các biến chứng thần kinh gây teo não hoặc có thể dẫn đến tử vong.

Khi trẻ em dùng oresol, nhiều trường hợp trẻ bị mất nước trong tế bào nên có dấu hiệu tăng natri máu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng thần kinh thường gặp gồm rối loạn tri giác, mệt mỏi, hôn mê, co giật.

Pha oresol quá đặc, ít nước sẽ gây tác hại nghiêm trọng, rất nguy hiểm dẫn đến hàm lượng muối hấp thu vào máu tăng cao, tăng muối trong máu gây mất nước các tế bào, nặng có thể gây tổn thương não không phục hồi, không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Nếu pha oresol loãng quá, không bù đủ lượng muối cần thiết, không đạt được hiệu quả bù muối và dịch. Thậm chí nếu uống nhiều có thể gây vỡ tế bào do lượng nước quá nhiều mà natri không đủ.

Những tác hại của nước điện giải mà không phải ai cũng biết

>>>>>Xem thêm: Đau dạ dày mùa lạnh làm sao có thể phòng ngừa?

Không phải ai cũng biết tác hại của nước điện giải do dùng không đúng cách

Lưu ý khi dùng nước điện giải

  • Dùng nước điện giải có độ pH phù hợp: Độ pH trong nước điện giải sẽ khác nhau tùy từng nhu cầu sử dụng khác nhau. Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh xảy ra sự cố đáng tiếc.
  • Nước điện giải ion kiềm khác nước điện giải bổ sung khoáng chất: Bạn sẽ nhìn thấy tác hại của nước điện giải nếu nhầm lẫn giữa nước điện giải thể thao bù khoáng chất cho người tập thể thao với nước điện giải ion kiềm. Mọi người cần cân nhắc việc sử dụng nước điện giải bổ sung khoáng chất vì chứa nhiều đường hóa học, chất bảo quản không tốt cho sức khỏe.
  • Bù nước điện giải tùy nhu cầu của trẻ em: Cơ thể trẻ em có sự trao đổi chất khác với người lớn. Vì vậy, cần lưu ý bổ sung lượng nước điện giải tùy tình trạng của trẻ để nâng cao sức khỏe cho trẻ.
  • Bổ sung nước điện giải cho cơ thể khi mất nước: Trong trường hợp vận động nhiều hay tập luyện thể thao làm tiết ra nhiều mồ hôi hay bị tiêu chảy, nôn gây mất nước, cơ thể cần được bổ sung lượng nước điện giải kịp thời và phù hợp để cân bằng lượng nước, đưa cơ thể về trạng thái bình thường.

Thông thường, nam giới có cân nặng từ 60 – 80kg nên uống trung bình 2 lít nước điện giải mỗi ngày. Phụ nữ có cân nặng từ 45 – 60kg nên uống trung bình 1,5 – 1,8 lít nước điện giải mỗi ngày.

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *