Mẹ bầu chán ăn khi mang thai 3 tháng cuối là chuyện hết sức bình thường. Tuy nhiên nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé sau này.
Bạn đang đọc: Chán ăn khi mang thai 3 tháng cuối có phải là bệnh lý nguy hiểm?
Ốm nghén, chán ăn thường gặp trong 3 tháng đầu của thai kỳ, sau đó, các triệu chứng sẽ giảm đi hẳn. Nhưng tình trạng chán ăn khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ vẫn tiếp tục xảy ra. Đây có thể là triệu chứng bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn. Bạn hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu thông tin cụ thể nhé.
Contents
Mẹ bầu chán ăn khi mang thai 3 tháng cuối, vì sao?
Chán ăn khi mang thai 3 tháng cuối là do lượng hormone tăng cao
Do sự thay đổi lượng hormone hCG (Chorionic Gonadotropin Human) trong cơ thể phụ nữ có thai đã gây nên tình trạng chán ăn. Thông thường, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu mới bị ốm nghén và có chứng chán ăn. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn xảy ra với phụ nữ mang thai 3 tháng cuối thai kỳ do cơ thể đang chuẩn bị đón em bé chào đời nên lượng hormone đột ngột tăng cao.
Bà bầu chán ăn vào các tháng cuối của thai kỳ cũng có thể do bị ốm nghén khiến cơ thể quá sức mệt mỏi, không thiết ăn uống gì, từ đó chán ăn.
Khi mang thai 3 tháng cuối, ngoài bị ốm nghén, mẹ bầu còn mất ngủ, thường xuyên buồn nôn khi ngửi thấy mùi lạ, chậm chạp, khó thở và mệt mỏi nhiều hơn, tay chân phù nề, đau nhức toàn thân… Đây là những áp lực mẹ bầu phải chịu đựng ở những tháng cuối cùng của thai kỳ.
Nguyên nhân của hiện tượng ốm nghén, mệt mỏi cuối thai kỳ do giai đoạn này thai nhi lớn dần lên, tạo sức nặng và chèn ép lên dạ dày, phổi, vùng chậu… Mẹ mang bầu lớn sẽ thấy khó chịu trong cơ thể càng nhiều hơn.
Hiện tượng nôn ói cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng không muốn ăn gì, ăn không ngon miệng, lâu ngày thành chán ăn.
Hiện tượng nôn ói, gây chán ăn kể trên là do đâu?
Nôn ói vào giai đoạn nào trong thai kỳ cũng gây khó khăn cho mẹ bầu, khiến mẹ ăn uống không ngon miệng. Quan trọng hơn, bạn nên tìm hiểu xem liệu nôn ói trong 3 tháng cuối thai kỳ là bình thường hay do bệnh lý và tại sao lại xảy ra.
Ốm nghén, buồn nôn thường gặp trong 3 tháng đầu của thai kỳ, sau đó, các triệu chứng sẽ dịu đi hẳn. Nhưng trong 3 tháng cuối thai kỳ, thai phụ vẫn có thể gặp triệu chứng buồn nôn mặc dù ít hơn.
Tình trạng buồn nôn gây chán ăn trong 3 tháng cuối thai kỳ do các nguyên nhân sau:
Ợ nóng
Trong giai đoạn này, buồn nôn chủ yếu là do ợ nóng, còn được gọi là trào ngược dạ dày. Ở dưới cùng của thực quản có một cái van, khi thức ăn đã vào trong dạ dày, van đóng lại nhưng đôi khi van mở ra khiến cho axit dạ dày di chuyển ngược lên thực quản, gây ra cảm giác nóng bỏng vùng thực quản và gây buồn nôn.
Chứng ợ nóng xảy ra thông thường trong 3 tháng cuối thai kỳ, vì đây là giai đoạn hormone thay đổi, làm giãn cơ trơn trong đường tiêu hóa. Cảm giác buồn nôn do ợ nóng gây ra cơn đau ở vùng thượng vị nhưng không có gì nguy hiểm. Để tránh bị trào ngược, thai phụ nên chia nhỏ các bữa ăn và tránh thức ăn cay. Ngoài ra, nên hạn chế ăn hoặc uống thực phẩm có chứa caffein và không nằm ngay sau khi ăn.
Tìm hiểu thêm: Thèm ăn có phải dấu hiệu mang thai hay không? Điều chỉnh cơn thèm ăn cho bà bầu
Hiện tượng nôn ói vào 3 tháng cuối thai kỳ cũng gây chán ănChứng tiền sản giật
Biến chứng này có thể xuất hiện sau khi thai phụ mang thai 20 tuần. Khi xét nghiệm, protein trong nước tiểu và huyết áp có thể cũng sẽ tăng lên. Khoảng 8% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này, nếu biến chứng có thể gây suy gan, suy thận, đột quỵ, động kinh, ứ dịch trong phổi và tạo ra huyết khối. Tiền sản giật có thể là một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng đối với cả người mẹ và thai nhi. Nếu thai phụ bị buồn nôn kèm theo các triệu chứng như nặng mặt, đau bụng, đau đầu nghiêm trọng và rối loạn thị giác thì cần nghĩ tới chứng tiền sản giật.
Sắp sinh nở
Buồn nôn đôi khi có thể là một dấu hiệu thai phụ sắp chuyển dạ. Để chắc chắn hơn, mẹ cần theo dõi xem buồn nôn có đi kèm một số triệu chứng khác như đau lưng, tiêu chảy, chuột rút, tăng áp lực khung chậu và tăng tiết dịch âm đạo hay không. Nếu có thì buồn nôn là do chuyển dạ.
Thai nhi phát triển nhanh chóng
Kích thước tử cung phát triển nhanh chóng trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể gây buồn nôn, chán ăn. Lúc này, thai nhi đã lớn và đè ép các cơ quan khác trong ổ bụng như dạ dày và ruột của người mẹ. Điều này sẽ dẫn đến buồn nôn và ợ nóng. Đồng thời, do sự đè ép này làm cho sự di chuyển của thức ăn từ dạ dày vào ruột non có thể rất chậm, gây ra tình trạng ứ trệ dạ dày.
Ăn quá nhiều
Ăn quá nhiều trong giai đoạn cuối thai kỳ cũng có thể dẫn đến buồn nôn và nôn. Sự đè ép của thai nhi lên dạ dày của thai phụ, khiến dạ dày chỉ còn lại ít khoảng trống chứa thức ăn, vì vậy ăn quá nhiều sẽ gây buồn nôn. Để tránh triệu chứng này, mẹ nên ăn thực phẩm với số lượng nhỏ hơn, chia làm nhiều bữa hơn trong ngày.
Xử lý chán ăn cho bà bầu 3 tháng cuối
Đừng vội lo lắng khi thấy cơ thể thay đổi và cảm thấy khó chịu, chán ăn trong những tháng cuối thai kỳ bởi tình trạng này không quá nguy hiểm, chỉ cần mẹ bầu có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học.
>>>>>Xem thêm: Cách chạy bộ giảm cân nhanh, hiệu quả bền vững
Thêm rau xanh vào thức uống sinh tố hoa quả rất tốt cho mẹ bầuGiải pháp chống chán ăn
Ngoài giải pháp chia thành nhiều bữa nhỏ trong một ngày để dễ dàng hấp thụ hơn, mẹ bầu nên thay đổi cách chế biến cho đa dạng, thay vì cứ chiên, xào, kho khiến mẹ bầu ngán, không muốn ăn thì có thể luộc, hầm, hấp. Việc hạn chế cho nhiều gia vị trong chế biến cũng rất tốt cho sức khỏe bà bầu.
Hãy nhớ bổ sung rau xanh trong 3 tháng cuối mang thai. Nếu mẹ bầu lười ăn rau, trái cây, có thể thêm rau củ quả vào các thức uống như nước ép, sinh tố vừa ngon lại vừa cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Ngoài ra, nếu đã chán ngấy ăn thịt, bà bầu có thể thay thế lượng protein trong thịt bằng các loại đậu và hạt.
Phòng ngừa buồn nôn 3 tháng cuối thai kỳ
Nếu thai phụ gặp triệu chứng buồn nôn trong 3 tháng cuối thai kỳ, có một số cách đơn giản có thể áp dụng để giúp giảm bớt triệu chứng này: Tránh dùng nhiều thức ăn dạng lỏng đi kèm với bữa ăn. Đừng ăn ngay trước khi đi ngủ mà nên cách xa ít nhất 1 giờ. Hãy vận động nhiều và tập thể dục thường xuyên (tốt nhất nên có sự tư vấn của bác sĩ) để cải thiện tình trạng buồn nôn, chán ăn. Nghỉ ngơi nhiều hơn, nhất là ngủ ít nhất một giờ vào giữa ngày. Để giảm tình trạng trào ngược dạ dày, có thể ngủ với đầu nâng cao lên.
Uống nhiều nước để tránh bị mất nước do ốm nghén, buồn nôn và nôn. Sử dụng một số loại thảo mộc như gừng, bạc hà, trà chanh để giảm buồn nôn. Không nên nghĩ về buồn nôn và dùng Vitamin B6 để kiểm soát buồn nôn.
Trong những trường hợp nặng, những biện pháp trên không làm thuyên giảm tình trạng buồn nôn, nôn gây chán ăn, bác sĩ có thể kê toa thuốc làm giảm axit trong dạ dày và làm tăng co bóp dạ dày. Nếu tình trạng nôn ói quá trầm trọng, bác sĩ có thể dùng thuốc chống nôn nhưng ít ảnh hưởng đến thai nhi.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể