Đau họng đau tai là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau họng đau tai là tình trạng không quá hiếm gặp, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi. Tuy nhiên, tiềm ẩn sau những triệu chứng trên có thể là những căn bệnh nguy hiểm cần lưu ý.

Bạn đang đọc: Đau họng đau tai là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau họng đau tai không phải là vấn đề quá hiếm gặp. Thông thường tình trạng trên thường xuất hiện vào những thời điểm giao mùa, nơi mà khí hậu nóng lạnh giao thoa. Một số trường hợp đau họng đau tai là do biến chứng của những căn bệnh nguy hiểm. Cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân để phòng và điều trị bệnh hiệu quả.

Đau họng đau tai là tình trạng như thế nào?

Trong đa số trường hợp, đau họng và đau tai thường xảy ra độc lập do bệnh khu trú tại một vị trí nhất định. Tuy nhiên, xét về mặt cấu tạo thì tai, mũi và họng là những vị trí nối thông với nhau. Do đó, một bệnh lý xảy ra ở họng hoàn toàn có thể lan đến mũi và tai gây ra cảm giác đau toàn bộ những khu vực trên.

Vậy nhìn chung, nếu xuất hiện tình trạng đau họng và đau tai đồng thời thì có lẽ bệnh đang ở giai đoạn tiến triển nặng hơn. Cảm giác khó chịu ở tai xác suất cao là bạn đang xảy ra tình trạng viêm tai giữa. Do đó, thăm khám bác sĩ sớm để có cách điều trị kịp thời là nguyên tắc bảo vệ sức khỏe quan trọng nếu gặp phải triệu chứng trên.

Đau họng đau tai là dấu hiệu của bệnh gì? 1

Đau họng đau tai có thể là biến chứng của bệnh lý tai mũi họng

Đau họng đau tai là dấu hiệu của những bệnh lý gì?

Trong đa số các trường hợp, việc cảm giác đau lan từ vị trí này sang vị trí lân cận thường là do viêm nhiễm bởi các tác nhân như vi khuẩn, virus. Một số trường hợp khác là do dị ứng. Sau đây là một số nguyên nhân bệnh lý thường gặp gây đau họng đau tai:

Viêm amidan

Viêm amidan thực chất là quá trình hạch bạch huyết sưng to để phản ứng lại sự xâm nhập của các tác nhân vi khuẩn hoặc virus. Amidan phân bố ở vị trí hai bên của vùng hầu họng, rất gần với khu vực tai giữa. Trong trường hợp nặng, vi khuẩn có thể lan sang tai gây viêm tai giữa và gây ra cảm giác đau đồng thời tại hai vị trí.

Viêm nhiễm nha khoa

Các nốt áp xe hình thành tại vị trí răng mọc, nướu răng hay phần xương bên dưới có thể lan đến họng và tai. Trong trường hợp này cơn đau sẽ thường khởi phát từ vùng hàm thay vì hầu họng như trong viêm amidan.

Đau họng đau tai là dấu hiệu của bệnh gì? 2

Đau họng đau tai có thể là dấu hiệu của viêm amidan

Trào ngược dạ dày – thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng acid từ phía dưới dạ dày trào ngược lên trên thực quản và miệng. Kết quả là có thể gây nóng rát, thậm chí là tạo thành những vết loét tại các khu vực này, gây đau họng và tai.

Dị ứng

Phấn hoa, lông thú cưng, bụi bẩn, thức ăn,… có thể dẫn đến dị ứng. Khi này, vùng hầu họng và tai thường cảm thấy khó chịu thậm chí là đau vì phản ứng tăng tiết nhiều chất histamin trong cơ thể. Trường hợp này thậm chí có thể gây ra những ca sốc phản vệ nếu tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng ở nồng độ cao.

Viêm xoang

Viêm xoang là bệnh lý có thể gây ra những cơn nghẹt mũi, viêm mũi dai dẳng. Sự tăng áp lực trong khoang mũi trong một thời gian dài có thể là nguyên nhân gây ra đau đầu, ù tai, đau họng.

Viêm họng liên cầu khuẩn

Viêm họng liên cầu khuẩn là tình trạng rất phổ biến gây ra bởi tác nhân là vi khuẩn Streptococcus. Bệnh thường dễ điều trị và có thể tự khỏi trong trường hợp nhẹ. Tuy nhiên, ở các bệnh nhân có sức đề kháng kém hoặc nhiễm vi khuẩn kháng thuốc thì việc điều trị vô cùng phức tạp. Có thể để lại nhiều biến chứng cho họng và khu vực tai lân cận.

Tìm hiểu thêm: Bướu cổ có mấy loại? Những cách để điều trị bướu cổ hiện nay

Đau họng đau tai là dấu hiệu của bệnh gì? 3
Viêm họng liên cầu khuẩn có thể lan đến tai gây đau

Rối loạn khớp thái dương hàm

Rối loạn khớp thái dương hàm là tình trạng rối loạn chức năng các khớp hàm làm giảm khả năng chuyển động bình thường của khu vực này. Tình trạng này thường gặp ở những đối tượng hay nghiến răng. Nguyên nhân cụ thể có thể dẫn đến rối loạn trên còn chưa được biết rõ tuy nhiên có thể gây ra triệu chứng đau họng đau tai khó chịu.

Cách chuẩn đoán bệnh khi bị đau họng đau tai

Để điều trị hiệu quả, việc chẩn đoán đúng bệnh gây ra tình trạng đau họng đau tai là vô cùng quan trọng. Các bác sĩ thường kết hợp các phương pháp thăm khám đơn giản như soi họng, soi tai, khai thác thông tin từ bệnh nhân và các thủ thuật xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm máu;
  • Nội soi;
  • Nuốt bari kiểm trao trào ngược acid;
  • Đo nhĩ lượng.

Tùy thuộc vào triệu chứng và mức độ bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp xét nghiệm phù hợp. Mỗi nguyên nhân sẽ được điều trị theo một cách khác nhau, vì vậy thăm khám sớm luôn là tiêu chí giúp bệnh nhanh chóng được khắc phục.

Đau họng đau tai là dấu hiệu của bệnh gì? 4

>>>>>Xem thêm: Mẹo dân gian chốc lở tắm lá gì nhanh khỏi?

Cần thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh

Cách giảm đau họng đau tai tại nhà hiệu quả

Trong những trường hợp bệnh nhẹ hoặc được sự cho phép của bác sĩ, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp đơn giản sau để cải thiện tình trạng đau tai và họng:

  • Thường xuyên rửa tai, mũi và súc miệng bằng các dung dịch y tế chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn gây hại.
  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, trang bị thêm các loại máy lọc không khí.
  • Hạn chế sinh hoạt trong phòng điều hòa quá lâu, giảm uống nước lạnh cùng với đá.
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia để chọn mua các viên nang mềm có chứa tinh dầu để xông mũi, miệng tại nhà.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn để tăng cường đề kháng, đẩy lui bệnh tật.
  • Tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường các ca viêm nhiễm hầu họng, tai sẽ được kê kháng sinh. Việc uống không đủ liều lượng, không đúng thời điểm sẽ làm giảm tác dụng và tăng nguy cơ hình thành vi khuẩn đề kháng thuốc khiến việc điều trị trở nên vô cùng khó khăn.

Những trường hợp nên đi gặp bác sĩ

Mặc dù đau họng và đau tai rất phổ biến, tuy nhiên nếu đi kèm những dấu hiệu sau đây thì bạn cần sắp xếp thời gian đến thăm khám bác sĩ sớm nhất có thể:

  • Sốt cao trên 38 độ kéo dài;
  • Xuất hiện máu hoặc mủ ở tai, mũi, họng;
  • Hạn chế vận động cơ, xương khớp quanh vùng hàm và cổ;
  • Ợ nóng và trào ngược axit xảy ra thường xuyên;
  • Đau răng, nướu răng hoặc xuất hiện áp xe dưới răng;
  • Đau họng đau tai kéo dài trên 1 tuần.

Trên đây là những thông tin quan trọng cần nắm về tình trạng đau họng đau tai. Nhìn chung thì các triệu chứng trên có thể là nguyên nhân của những căn bệnh đơn giản hoặc nghiêm trọng khác nhau. Vì vậy việc thăm khám sớm để tìm ra giải pháp tối ưu là vô cùng quan trọng. Cùng theo dõi thêm các bài viết của Kenshin để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Xem thêm: Nuốt nước bọt đau họng và tai bên phải là bệnh gì?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *