Trẻ bị sổ mũi kéo dài là tình trạng dễ gặp ở những thời điểm thời tiết thay đổi như dịp cuối năm. Tìm hiểu nguyên nhân để phòng bệnh hiệu quả.
Bạn đang đọc: Trẻ bị sổ mũi kéo dài nguyên nhân do đâu?
Trẻ bị sổ mũi kéo dài không chỉ là một vấn sức khỏe khiến trẻ khó chịu mà còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Ba mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân để có cách điều trị hiệu quả cho trẻ.
Contents
Khái quát về tình trạng sổ mũi ở trẻ nhỏ?
Sổ mũi hay chảy nước mũi (thuật ngữ tiếng Anh là Rhinorrhea) là tình trạng có một lượng chất nhầy lỏng chảy ra từ mũi của trẻ. Bên trong mũi được bảo vệ bởi một lớp niêm mạc và một lớp chất nhầy. Chúng có tác dụng bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân bên ngoài.
Trẻ bị sổ mũi chính là do các bộ phận biểu mô trong mũi phải chịu sự tác động của nhiều yếu tố bên ngoài như: Vi khuẩn, dị vật trong mũi hay dị ứng thời tiết,… Một số trường hợp khác là do hệ miễn dịch của trẻ quá yếu để chống lại các tác nhân này.
Lúc này, lớp biểu mô trong mũi trẻ sẽ càng tiết ra nhiều dịch và tạo nên tình trạng chảy nước mũi. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể để tránh sự xâm nhập của các yếu tố gây hại. Tuy nhiên, tình trạng này khiến quá trình hô hấp của trẻ gặp rất nhiều khó khăn.
Tình trạng sổ mũi kéo dài ở trẻ là dấu hiệu của bệnh gì?
Sổ mũi kéo dài ở trẻ thường là biểu hiện của nhiều vấn đề khác nhau. Từ các cảm lạnh thông thường đến các vấn đề nghiêm trọng như viêm xoang, dị ứng hoặc thậm chí có thể là bệnh hen suyễn,…
- Viêm mũi họng: Trẻ nhỏ hệ miễn dịch và hô hấp yếu. Vì vậy rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công nếu như trẻ em phải tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm,… Hậu quả là có thể dẫn đến viêm mũi họng và kích thích tiết nhiều chất nhầy mũi hơn.
- Dị ứng thời tiết: Trẻ bị sổ mũi thường gặp nhất tại thời điểm giao mùa. Khi thời tiết đột ngột thì khả năng bị dị ứng thời tiết sẽ cao hơn, khiến dịch nhầy mũi tăng tiết ra nhiều hơn.
- Hen suyễn: Có tiền sử hen suyễn là một nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi kéo dài. Hen suyễn gây ra sự co bóp và viêm nhiễm trong đường hô hấp, kích thích dịch nhầy trong mũi tiết ra liên tục.
- Viêm xoang: Viêm xoang cũng là một nguyên nhân khác khiến cho tình trạng sổ mũi của trẻ không giảm đi. Đây là bệnh lý viêm nhiễm có thể mạn tính khu vực mũi. Bệnh gây ra sự sưng nề trong các xoang mũi, làm tăng tiết dịch mũi.
- Trẻ bị suy giảm miễn dịch: Chế độ ăn uống không đầy đủ, hoạt động thể lực yếu là những yếu tố làm tăng nguy cơ sổ mũi kéo dài.
Ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị sổ mũi kéo dài lâu ngày?
Nếu trẻ bị sổ mũi kéo dài, sau đây là một số cách ba mẹ có thể áp dụng để cải thiện:
Sử dụng nước muối sinh lý
Để giúp trẻ thoải mái hơn khi bị sổ mũi, việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý là một giải pháp hiệu quả. Rửa mũi thường xuyên giúp giảm nhầy mũi, hô hấp trở nên dễ dàng hơn. Nước muối sinh lý còn tiêu diệt vi khuẩn, bảo vệ sức khỏe mũi của trẻ.
Lưu ý khi xịt mũi, bố mẹ hãy đặt trẻ nằm nghiêng và đảm bảo đầu của trẻ cao hơn chân. Điều này giúp tránh tình trạng trẻ sặc hoặc ngạt nước. Khi xịt, bố mẹ hãy xịt chéo sang hai bên của mũi trẻ để đảm bảo an toàn.
Bổ sung chất dinh dưỡng
Để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, không chỉ cần điều trị triệu chứng mà còn cần phải nâng cao sức đề kháng từ bên trong. Cho trẻ uống đủ nước và ăn thức ăn chứa đầy đủ khoáng chất và vitamin là cách đơn giản và hiệu quả để phòng ngừa bệnh.
Tìm hiểu thêm: Bệnh quai bị có nổi hạch không?
Xông hơi cho trẻ bằng nước ấm
Ba mẹ cũng có thể dùng những cách dân gian như xông hơi cho trẻ. Việc vệ sinh cho trẻ hằng ngày bằng nước ấm không chỉ giúp tránh cảm lạnh mà còn giúp trẻ dễ chịu hơn.
Xông hơi cũng là một biện pháp hữu ích để giảm sưng mũi, giảm đau họng và kích thích quá trình tự nhiên của cơ thể loại bỏ vi khuẩn. Điều này làm giảm sự tắc nghẽn trong mũi, giúp trẻ thở thoải mái hơn.
Cách phòng ngừa sổ mũi cho trẻ
Để phòng ngừa trẻ bị sổ mũi kéo dài trong giai đoạn thay đổi thời tiết, bố mẹ có thể áp dụng những phương pháp đơn giản sau:
- Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc.
- Giữ vệ sinh nhà cửa, môi trường xung quanh trẻ sạch sẽ.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường có khói bụi, ô nhiễm.
- Vệ sinh, rửa tay cho trẻ hằng ngày.
- Đeo khẩu trang, mặc ấm cho trẻ mỗi khi ra ngoài, đặc biệt là vào mùa lạnh.
Khi nào cần đến bác sĩ khi trẻ bị sổ mũi kéo dài không khỏi?
Trong quá trình nuôi dưỡng trẻ, việc trải qua những thời kỳ sổ mũi là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé. Ba mẹ cần nhận biết những tín hiệu cảnh báo, những triệu chứng cần chú ý sau đây để đưa trẻ đi khám bác sĩ kịp thời:
- Sốt cao trên 38 độ kéo dài nhiều ngày;
- Thở nhanh, khò khè, rút lõm lồng ngực;
- Chảy mủ ở khu vực tai, mũi, họng;
- Xuất hiện dấu hiệu đau tai, chảy mủ xanh ở tai (có thể là biến chứng viêm tai giữa);
- Ho đến khó thở hoặc nôn ói kéo dài;
- Nước mũi có màu lạ (nước mũi màu xanh, vàng);
- Trẻ không muốn ăn hoặc ngủ, rất cáu kỉnh và không thể an ủi;
- Bị ho hơn một tuần.
>>>>>Xem thêm: Top 8 Gel trị sẹo được nhiều người tin dùng nhất hiện nay
Trong những trường hợp trên, việc thăm khám bác sĩ kịp thời là vô cùng quan trọng. Một số tình trạng có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe trẻ. Đặc biệt là những bé có tiền sử đường hô hấp yếu chẳng hạn như bị hen suyễn.
Trên đây là một số thông tin quan trọng ba mẹ cần lưu ý khi trẻ bị sổ mũi kéo dài. Nhìn chung, việc sổ mũi là một dấu hiệu sức khỏe không mấy nghiêm trọng. Tuy nhiên cần hết sức lưu ý khi có các dấu hiệu viêm nhiễm khác đi kèm. Theo dõi thêm các bài viết khác của Kenshin để có kiến thức bảo vệ sức khỏe an toàn.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể