Một số thuốc điều trị viêm tai xương chũm phổ biến hiện nay

Sử dụng thuốc điều trị viêm tai xương chũm là một trong những cách được nhiều người áp dụng để làm thuyên giảm tình trạng bệnh lý. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ những đặc điểm, tính chất của các loại thuốc này liệu có phù hợp với mình hay không.

Bạn đang đọc: Một số thuốc điều trị viêm tai xương chũm phổ biến hiện nay

Thuốc điều trị viêm tai xương chũm gồm có mấy loại và tác dụng ra sao? Việc tìm hiểu về những loại thuốc này sẽ giúp bạn đưa ra được sự lựa chọn phù hợp nhất với mình.

Một số thuốc điều trị viêm tai xương chũm

Một số loại thuốc được dùng để điều trị viêm tai xương chũm phải kể đến như:

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh được sử dụng để chữa viêm tai xương chũm cấp tính là loại kháng sinh phổ rộng hoặc ở mức độ tốt nhất đó là sử dụng thuốc kháng sinh theo kháng sinh đồ. Nhóm thuốc kháng sinh thường được sử dụng đó là cephalosporin thuộc thế hệ 2 và 3 bởi chúng có thể tiêu diệt vi khuẩn gram âm và dương. Theo đó, liều điều trị thường là liều cao nhưng vẫn có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý. Thuốc được dùng thông qua đường tĩnh mạch.

Một số thuốc điều trị viêm tai xương chũm phổ biến hiện nay1 Thuốc kháng sinh – Thuốc điều trị viêm tai xương chũm được khá nhiều người sử dụng

Sử dụng thuốc kháng sinh có thể gây ra một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, khó tiêu, đầy bụng… Các triệu chứng này thường chỉ thoáng qua hoặc có thể hết sau khi ngưng sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, loại kháng sinh này có thể gây ra một số tác dụng phụ hiếm gặp như viêm da tróc vảy, hoại tử da, mụn mủ ngoài da toàn thân… Bệnh nhân cần được theo dõi để có thể phát hiện triệu chứng và nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. Với những người có tiền sử dị ứng với thuốc kháng sinh hoặc bất cứ loại thuốc nào khác nên thông báo với bác sĩ để được lựa chọn loại thuốc phù hợp.

Thuốc chống viêm

Thuốc chống viêm thường được dùng để điều trị viêm tai xương chũm đó là thuốc chống viêm không steroid. Loại thuốc này thường được dùng qua đường tĩnh mạch trong vòng 3 đến 5 ngày rồi sau đó sử dụng theo đường uống với liều lượng thấp rồi giảm dần.

Loại thuốc dùng cho đường tiêm thường được sử dụng là methylprednisolon dành cho trẻ với mức từ 1 đến 2 mg/kg cân nặng, uống prednisolon, medrol. Những thuốc này tuy có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nhưng thường là đối với các trường hợp sử dụng liều cao và kéo dài. Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc có thể kể đến như tăng đường huyết, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày – tá tràng… Bên cạnh đó, một số trường hợp cũng được chỉ định để dùng thuốc chống viêm không steroid như diclofenac, meloxicam, ibuprofen… Tuy nhiên, tuyệt đối không nên dùng thuốc này cho người bị viêm loét dạ dày – tá tràng, người mắc bệnh chảy máu không kiểm soát được, người bị hen suyễn, trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, phụ nữ đang cho con bú, phụ nữ mang thai ba tháng đầu hoặc ba tháng cuối.

Thuốc giảm đau, hạ sốt

Thuốc giảm đau, hạ sốt thường được sử dụng đó là paracetamol. Đây là loại thuốc có tác dụng giảm đau và hạ sốt được sử dụng rất phổ biến.

Tìm hiểu thêm: Ngộ độc flo là gì? Điều trị ngộ độc flo thế nào?

Một số thuốc điều trị viêm tai xương chũm phổ biến hiện nay Thuốc giảm đau, hạ sốt paracetamol

Thuốc nhỏ tai tại chỗ

Thuốc nhỏ tai tại chỗ có thành phần là kháng sinh. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn tại chỗ và làm tăng hiệu quả điều trị. Thuốc được bào chế từ những kháng sinh có độ an toàn cao cho ốc tai, điển hình như rifamycin.

Thuốc nhỏ mũi

Làm thông thoáng tai giữa và làm sạch hốc mũi sẽ giúp cho quá trình phục hồi niêm mạc viêm trong tai giữa trở nên dễ dàng hơn và dẫn đến tình trạng lưu dịch mủ từ tai giữa ra ngoài thông qua đường vòi eustache. Những người bị viêm tai xương chũm thường được chỉ định sử dụng thuốc nhỏ mũi với mục đích chính là chống co mạch, xung huyết, chống viêm, giảm phù nề. Một số loại thuốc thường được chỉ định đó là naphazoline, sunfarin,, xylometazoline…

Thuốc chữa viêm tai xương chũm mạn tính

Viêm tai xương chũm mạn tính gồm có 2 loại đó là viêm tai xương chũm nguy hiểm và không nguy hiểm.

  • Viêm tai xương chũm nguy hiểm: Điển hình nhất chính là viêm tai giữa với sự xuất hiện của cholesteatoma. Đây chính là chất ăn mòn xương, thậm chí có thể lan vào trong não và gây áp xe não, viêm màng não. Với trường hợp này, bệnh nhân cần phải phẫu thuật để loại bỏ cholesteatoma.
  • Đối với viêm tai xương chũm mạn tính không nguy hiểm, bệnh nhân có thể điều trị nội khoa và sử dụng các loại thuốc giống như viêm tai xương chũm cấp nếu như ở các đợt viêm cấp. Nếu bệnh ở giai đoạn mạn thì chỉ nên dùng thuốc nhỏ tai đơn thuần theo sự chỉ định của nhân viên y tế.

Theo dõi khi sử dụng thuốc điều trị viêm tai xương chũm

  • Nếu bị viêm tai xương chũm cấp tính, bệnh nhân nên được điều trị tại bệnh viện và không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự thăm khám cũng như chỉ định từ bác sĩ.
  • Nếu dùng thuốc để điều trị sau 2 ngày mà các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng tiến triển tốt thì chứng tỏ bệnh nhân đã đáp ứng với điều trị nội khoa. Khi ấy, người bệnh hãy dùng thuốc cho đến khi hết bệnh theo sự chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu bệnh nhân không đáp ứng được với điều trị nội khoa thì nên cân nhắc chuyển sang phẫu thuật để hạn chế những nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.
  • Sau khi điều trị ổn định, bệnh nhân cần dùng thuốc và thực hiện việc tái khám theo sự chỉ định của bác sĩ.

Một số thuốc điều trị viêm tai xương chũm phổ biến hiện nay3

>>>>>Xem thêm: Ngộ độc măng nguy hiểm cho sức khoẻ? Sơ chế như thế nào cho đúng cách?

Người bệnh viêm tai xương chũm nên có sự tư vấn, theo dõi bệnh lý từ bác sĩ

Trên đây là những thông tin về các loại thuốc điều trị viêm tai xương chũm. Tốt nhất trước khi dùng thuốc, bạn nên có sự tư vấn kỹ càng từ bác sĩ để hiệu quả sử dụng thuốc mang đến luôn được tốt nhất nhé.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *