Ngộ độc nấm: Biểu hiện nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa

Nấm là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏec, chứa vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, rất khó phân biệt giữa nấm ăn được và nấm độc, vì vậy tốt nhất không nên hái nấm dại để tránh ăn bị ngộ độc nấm.

Bạn đang đọc: Ngộ độc nấm: Biểu hiện nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa

Ngộ độc nấm có thể xảy ra khi bạn ăn phải nấm dại mọc trong vườn hoặc ngoài trời. Ngộ độc nấm rất nguy hiểm, vì có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí tử vong. Rất khó để phân biệt giữa các loại nấm. Nấm ăn được và nấm có độc, vì vậy tốt hơn hết bạn không nên thu hái nấm dại để tránh ăn phải nấm độc.

Nấm có tác dụng gì cho sức khỏe

Nấm là một loại thực phẩm bổ dưỡng và ít calo. Với các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa tăng cường sức khỏe.

Nấm cung cấp một lượng lớn vitamin D và kẽm: Một thành phần quan trọng đối với sức khỏe của xương và hệ thống miễn dịch. Nấm là nguồn cung cấp kẽm, khoáng chất vi lượng thiết yếu. Kẽm là chất dinh dưỡng quan trọng cho hệ thống miễn dịch và cũng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.

Hạ huyết áp: Nấm có nhiều kali, một chất dinh dưỡng được biết đến để làm giảm tác động tiêu cực của natri đối với cơ thể. Kali cũng làm giảm căng thẳng của mạch máu, có thể giúp giảm huyết áp.

Tăng cường miễn dịch: Tác dụng chống viêm của nấm đã được chứng minh là cải thiện hệ thống miễn dịch hiệu quả. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nấm giúp kích thích các tế bào trong hệ thống miễn dịch và cải thiện khả năng đánh bại mầm bệnh.

Giảm cân: Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chế độ kiêng ăn kết hợp có tác động lớn đến việc giảm cân. Ví dụ, sau khi được yêu cầu thay thế 20% lượng thịt bò bằng nấm, những người tham gia nghiên cứu đã cho thấy sự cải thiện chỉ số BMI và vòng eo của họ. Điều này cũng được cho là do chất chống oxy hóa trong nấm, làm giảm huyết áp cao và các bệnh chuyển hóa khác.

Ngộ độc nấm: Biểu hiện nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa 1 Nấm cung cấp nhiều vitamin và khoáng chẩt cần thiết cho cơ thể

Biểu hiện ngộ độc nấm

Triệu chứng ngộ độc nấm xuất hiện sớm

Tất cả các loại nấm độc đều gây đau bụng và nôn mửa. Tùy từng loại nấm mà triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng có thể xuất hiện sớm nhất là 2 giờ sau khi ăn nấm hoặc muộn nhất là 6 giờ sau khi ăn.

Các triệu chứng xuất hiện sớm thường ít nguy hiểm hơn, bao gồm:

  • Đường tiêu hóa: Viêm ruột, dạ dày, có thể kèm theo nhức đầu và tiêu chảy. Các triệu chứng về đường tiêu hóa thường biến mất trong vòng 24 giờ.
  • Thần kinh: Các triệu chứng ngộ độc nấm xuất hiện trong vòng 15 đến 30 phút bao gồm ảo giác, nhịp tim tăng, huyết áp tăng, nồng độ oxy trong máu tăng.
  • Hệ muscarinic: Hội chứng Sludge với các biểu hiện như rối loạn nhịp tim, tăng tiết phế quản, thở khò khè, vã mồ hôi. Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 30 phút và hết trong vòng 12 giờ.

Triệu chứng ngộ độc nấm xuất hiện muộn

Xuất hiện từ 6 – 12 giờ sau khi ăn. Bệnh nhân có biểu hiện nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy dữ dội, lúc này phần lớn chất độc đã vào máu. Sau 1 – 2 ngày các triệu chứng tiêu hóa trên được cải thiện, người bệnh có thể nghĩ rằng bệnh đã khỏi.

Trên thực tế, tình trạng nhiễm độc vẫn âm thầm tiếp diễn ở các cơ quan khác. Sau 3 – 4 ngày sẽ xuất hiện triệu chứng vàng mắt, vàng da, mệt mỏi, chán ăn, xuất huyết một số bộ phận, hôn mê và tử vong.

Tìm hiểu thêm: Khi bị sởi có kiêng gió quạt không? Cách chăm sóc đúng khi bị sởi

Ngộ độc nấm: Biểu hiện nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa 2 Biểu hiện chung khi ngộ độc nấm là nôn ói và đau bụng

Chẩn đoán và điều trị ngộ độc nấm

Ngộ độc nấm thường khó chẩn đoán. Bác sĩ chủ yếu khám cho bệnh nhân thông qua hỏi về các triệu chứng, loại thức ăn đã ăn gần đây. Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ bị ngộ độc nấm thì nên đến bệnh viện ngay lập tức. Khi có các triệu chứng co giật, khó thở hoặc bất tỉnh thì phải đi cấp cứu ngay và đừng quên mang theo nấm độc đã ăn.

Trong lúc đưa đi cấp cứu càng giúp bệnh nhân nôn ra có thể làm giảm tình trạng nguy hiểm. Vì vậy, trong trường hợp khẩn cấp, đầu tiên bác sĩ sẽ cho người ngộ độc nấm uống than hoạt tính để gây nôn, sau đó bác sĩ sẽ theo dõi nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, huyết áp và theo dõi các triệu chứng. Nếu không có triệu chứng ngộ độc nặng, người bệnh có thể được theo dõi trong 24 giờ tiếp theo để xem liệu các triệu chứng ngộ độc có phát triển hay không.

Với những triệu chứng ngộ độc nhẹ sẽ được điều trị tiêu hoá và làm giảm các triệu chứng như khó thở, nhịp tim chậm, an thần.

Với biểu hiện ngộ độc nấm nặng, gây nguy hiểm sức khỏe việc điều trị sẽ thực hiện như sau: Theo dõi tình trạng huyết áp, sử dụng than hoạt tính, lọc máu, dùng thuốc, điều trị tích cực, điều trị thần kinh,…

Phòng ngừa ngộ độc nấm

Ngộ độc nấm có thể gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe chẳng hạn như nôn mửa và tiêu chảy.

Nếu ngộ độc nặng, người bệnh có thể mất nhiều thời gian hơn để hồi phục, nhưng tổn thương cũng có thể vĩnh viễn. Ngoài tự nhiên, rất khó phân biệt giữa nấm ăn được với nấm độc. Mức độ độc hại của từng loại nấm có thể khác nhau.

Khi bị ngộ độc nấm do ăn phải nấm không rõ nguồn gốc, cần xác định rõ loại nấm để tìm cách điều trị cụ thể. Vì vậy, cách tốt nhất để tránh ăn phải nấm độc là không hái nấm dại.

Nấm độc và nấm ăn được có thể mọc cạnh nhau và khó để thể phân biệt được chúng. Đặc biệt nấm mọc dưới đất thường nguy hiểm hơn nấm mọc trên cây, nấm mọc trong rừng nguy hiểm hơn nấm mọc trên cỏ. Và nấu nấm độc cũng không loại bỏ được chất độc. Nếu bạn muốn ăn nấm, tốt hơn là mua nấm trong cửa hàng, siêu thị uy tín.

Ngộ độc nấm: Biểu hiện nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa 3

>>>>>Xem thêm: Polyp tử cung có mang thai được không? Mẹ bầu không thể bỏ qua!

Để phòng ngừa ngộ độc nấm không nên hai nấm dại để nấu ăn

Bài viết trên đây là những thông tin về ngộ độc nấm mà các bạn nên biết để phòng tránh những nguy hiểm không mong muốn xảy ra. Không chỉ ngộ độc nấm nói riêng mà ngộ độc thực phẩm nói chung để đảm bảo an toàn trong ăn uống nên mua nguyên liệu ở siêu thị hoặc địa điểm uy tín.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *