Thủy ngân vốn là một kim loại nặng có độc tính cao. Nếu như tiếp xúc quá nhiều với hoạt chất này sẽ rất dễ gây ra tình trạng ngộ độc thủy ngân.
Bạn đang đọc: Ngộ độc thủy ngân: Triệu chứng và cách điều trị
Ngộ độc thủy ngân nếu không có hướng khắc phục kịp thời sẽ gây ra nhiều nguy hại đối với sức khỏe. Do đó, việc trang bị những kiến thức liên quan đến vấn đề này là điều rất cần thiết.
Contents
Ngộ độc thủy ngân là gì?
Thủy ngân là một kim loại tự nhiên thường có mặt trong nhiều đồ vật sử dụng hằng ngày với một lượng nhỏ. Có nhiều dây chuyền công nghiệp thường sử dụng thủy ngân trong quá trình sản xuất, điển hình như đốt than để chế tạo bóng đèn hoặc lấy điện.
Thủy ngân có thể gây ngộ độc
Khi ở nhiệt độ phòng, thủy ngân thường tồn tại với dạng chất lỏng và rất dễ bị bay hơi trong không khí. Nếu như thủy ngân bị bốc hơi thì rất dễ xâm nhập vào đất, nước, không khí và gây nguy hiểm cho động vật, thực vật và con người.
Việc tiếp xúc quá nhiều với thủy ngân sẽ rất nguy hiểm đối với sức khỏe. Sinh sống trong môi trường ô nhiễm thủy ngân hoặc tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều thủy ngân sẽ có thể gây ra những triệu chứng ngộ độc rất nguy hiểm. Theo đó, một số nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thủy ngân đó là:
- Tiêu thụ hải sản nhiễm thủy ngân.
- Không khí độc hại ở nhà máy sản xuất và chế biến công nghiệp.
- Tiếp xúc với nhiệt kế bị vỡ hay máy đo huyết áp bị hỏng.
- Làm những công việc có liên quan đến thủy ngân.
Phơi nhiễm thủy ngân ở hàm lượng cao sẽ có thể khiến cho bạn gặp phải các biến chứng lâu dài như:
- Thần kinh bị tổn thương, đặc biệt là thường xảy ra ở những trẻ đang trong độ tuổi phát triển.
- Số lượng tinh trùng bị suy giảm.
- Giảm tỷ lệ sống sót của thai nhi và làm tăng nguy cơ dị dạng.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
Triệu chứng và những dấu hiệu của ngộ độc thủy ngân
Ngộ độc thủy ngân có thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Khi ấy, nạn nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng điển hình như lo lắng, hồi hộp, phiền muộn, cáu kỉnh, trí nhớ suy giảm, run lẩy bẩy…
Người lớn khi bị ngộ độc thủy ngân sẽ có thể gặp phải các triệu chứng như ói mửa, buồn nôn, rối loạn khả năng vận động, yếu cơ, suy giảm thính giác, thị giác, khó thở, khó nói…
Tìm hiểu thêm: Có nên áp dụng thụ tinh ống nghiệm sinh đôi không?
Ngộ độc thủy ngân gây khó thởNgộ độc thủy nhân cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ trong những năm tháng đầu đời. Trẻ nhỏ khi bị ngộ độc thủy ngân sẽ có các triệu chứng như không thể phối hợp mắt và tay tốt, không nhận thức được cuộc sống xung quanh, khả năng giải quyết vấn đề kém, khả năng vận động suy giảm…
Tình trạng ngộ độc thủy ngân thường có xu hướng diễn tiến âm thầm nếu như một người luôn thường xuyên tiếp xúc với thủy ngân độc. Nếu như nhận thấy bản thận gặp phải các triệu chứng ngộ độc thủy ngân, bạn nên đến các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
Phương pháp điều trị ngộ độc thủy ngân
Hồi sức cấp cứu
Nếu bị nhiễm độc thủy ngân thông qua đường hô hấp: Cần phải theo dõi trong nhiều giờ để đánh giá được tình trạng phù phổi cấp và viêm phổi cấp tính.
Ngộ độc thủy ngân vô cơ: Cần đánh giá sự thương tổn viêm dạ dày ruột nặng và điều trị sốc nếu có.
Ngộ độc thủy ngân hữu cơ: Đánh giá và điều trị triệu chứng.
Sử dụng thuốc điều trị
- Thủy ngân kim loại: Thường sử dụng Succimer (DMSA) hoặc axit 2,3-dimercapto-1-propanesulfonic (DMPS) nhằm tăng cường sự bài tiết thông qua nước tiểu.
- Thủy ngân vô cơ: Trong vòng vài phút hoặc vài giờ, có thể dùng dimercaprol (BAL) tiêm bắp hoặc DMPS tĩnh mạch để tránh tổn thương tại thận.
- Điều trị thủy ngân hữu cơ: Sử dụng N-acetylcysteine, DMSA có thể khiến cho nồng độ thủy ngân bị suy giảm ở trong các mô, trong đó có cả não bộ.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Rong kinh uống nước dừa được không?
Có thể dùng các loại thuốc phù hợp để điều trị ngộ độc thủy ngânCác biện pháp khử nhiễm
- Bệnh nhân bị ngộ độc do hít phải thủy ngân: Cần đưa nạn nhân ra khỏi khu vực phơi nhiễm và cho họ thở oxy nếu cần thiết. Bởi lẽ, một lượng nhỏ hơi thủy ngân nếu tràn ra sẽ có thể khiến cho không khí bị ô nhiễm và gây nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, bạn nên che chỗ rò bằng loại lưu huỳnh dạng bột và dọn dẹp đồ đã bị ngấm thủy ngân.
- Trường hợp nạn nhân nuốt phải thủy ngân đơn chất: Nếu chỉ dùng một lượng thủy ngân nhỏ thì không cần thiết phải rửa dạ dày. Trong trường hợp bị nhiễm độc mạn tính hoặc nhiễm độc ở những người bị thủng ruột, giảm nhu động ruột… thì nạn nhân cần phải được rửa ruột hoặc cắt bỏ ruột đối với trường hợp bị ngộ độc nặng.
- Uống phải muối thủy ngân vô cơ: Cần dùng than hoạt tính nhưng tránh trường hợp bị nôn mửa, có thể cân nhắc để rửa dạ dày.
- Nếu nuốt phải muối thủy ngân hữu cơ: Sau khi nuốt phải thủy ngân, nạn nhân nên được rửa dạ dày và cho uống than hoạt tính.
Ngộ độc thủy ngân gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe nếu như bạn không biết cách xử lý. Do đó, để tránh gây nguy hiểm cho tính mạng, bạn nên kịp thời xử lý ngay khi phát hiện ra các triệu chứng ngộ độc nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể