Trong ổ bụng có rất nhiều các cơ quan, nội tạng quan trọng như hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu hoặc sinh dục. Do đó, bất kỳ nguyên nhân gây đau bụng nói chung hoặc đau bụng dưới bên trái nói riêng đều gây nhiều hoang mang, lo lắng cho người bệnh. Cùng Kenshin tìm hiểu về các nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái nhé!
Bạn đang đọc: Nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái
Đau bụng dưới bên trái có thể gặp ở bất cứ ai không phân biệt giới tính hoặc độ tuổi. Trong một số trường hợp đau bụng dưới bên trái chỉ là bệnh lý tiêu hóa thông thường. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài thì có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về chủ đề này nhé!
Contents
Nguyên nhân đau bụng dưới bên trái
Rối loạn tiêu hóa
Nếu bạn ăn phải thức ăn hoặc nước uống không đảm bảo vệ sinh thì hoàn toàn có thể gây ra các rối loạn tiêu hóa, thường do sự tăng nhu động của ruột để tống các chất độc hại ra bên ngoài.
Rối loạn tiêu hóa thường biểu hiện bằng cơn đau bụng dưới bên trái một cách âm ỉ, kéo dài từ vài giờ cho đến vài ngày kèm theo đầy bụng, chướng hơi, tiêu chảy hoặc táo bón…tùy thuộc vào tác nhân gây rối loạn tiêu hóa.
Rối loạn tiêu hóa thường có triệu chứng đau bụng dưới bên trái
Viêm loét đại tràng
Viêm loét đại tràng gây đau bụng dưới bên trái thường là tổn thương đại tràng trái, đại tràng sigma hoặc có sự tổn thương trực tràng. Ban đầu có thể gây bệnh khu trú tại một phần của đại tràng, tuy nhiên, nếu không điều trị sớm sẽ nhanh chóng lan khắp khung đại tràng.
Đa số người bệnh viêm loét đại tràng đều có biểu hiện đau bụng âm ỉ, đôi lúc có đau quặn thành từng cơn, cảm giác mót rặn tăng dần, đi ngoài phân lỏng và có lẫn máu kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ, thay đổi huyết áp, chán ăn, mệt mỏi hoặc thiếu máu nhẹ…
Viêm bàng quang
Bàng quang nằm trong vùng bụng dưới, do đó, khi có viêm nhiễm có thể gây đau bụng dưới bên trái. Tuy nhiên, tình trạng này thường xuất hiện nhiều ở nữ giới hơn so với nam giới do đường niệu đạo của nữ ngắn hơn nam.
Biểu hiện của viêm bàng quang thường khá nổi bật như sốt từ nhẹ đến vừa, tiểu buốt, tiểu rắt hoặc có cảm giác bỏng rát trong và sau khi đi tiểu, nước tiểu có màu vàng đục hoặc tiểu ra máu ở cuối bãi hoặc toàn bãi phụ thuộc vào mức độ viêm nhiễm.
Viêm bàng quang gây đau bụng dưới bên trái cần được chẩn đoán sớm
Ngoài ra, nếu trong đường tiết niệu có sự xâm nhập của các loại vi khuẩn từ các cơ quan lân cận như đường tiêu hóa hoặc đường máu cũng như nhiễm khuẩn ngược dòng thì có thể gây nên nhiễm khuẩn tiết niệu. Tùy thuộc vào vị trí nhiễm khuẩn, bệnh được chia thành:
- Nhiễm khuẩn đường niệu trên: Viêm thận bể thận cấp, viêm thận bể thận mạn, viêm cầu thận, viêm niệu quản…
- Nhiễm khuẩn đường niệu dưới: Viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo, viêm bàng quang…
Sỏi tiết niệu
Khi sỏi tiết niệu di chuyển trong niệu quản trái có thể gây cơn đau quặn thận với tính chất dữ dội, đau thành cơn, có thể lan ra sau lưng hoặc xuống bộ phận sinh dục cũng như mặt trong của đùi trái.
Trong trường hợp sỏi kẹt ở đoạn ⅓ dưới bên trái của niệu quản, ngay sát thành bàng quang thì có thể đau bụng dưới bên trái dữ dội kèm theo các triệu chứng kích thích bàng quang như mót tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt hoặc tiểu không hết bãi kèm theo nước tiểu lẫn máu.
Tìm hiểu thêm: Ngộ độc Iod nguy hiểm hơn những gì bạn nghĩ
Sỏi tiết niệu gây đau bụng dưới bên tráiViêm phần phụ của nữ
Viêm phần phụ cũng là một bệnh lý gặp phổ biên ở nữ giới, nhất là ở tuổi từ 20 – 40 tuổi với đặc trưng là cơn đau bụng dưới bên trái âm ỉ trong trường hợp viêm nhiễm xảy ra ở bên trái. Cơn đau sẽ tăng lên khi bệnh nhân vận động mạnh, khi ấn vào vùng bụng dưới, khi đi đại tiện hoặc quan hệ tình dục.
Ngoài các biểu hiện trên, viêm phần phụ bao gồm viêm vòi trứng hoặc buồng trứng… còn có triệu chứng như:
- Sốt cao có thể lên đến 39 – 40 độ C kèm theo gai lạnh, rét run hoặc rùng mình.
- Ngứa rát vùng âm đạo, âm hộ.
- Tiểu rắt, tiểu buốt và cảm giác buốt sau khi đi tiểu.
- Khí hư có màu sắc bất thường như màu xanh hoặc vàng, đôi khi có mủ và có thể có mùi hôi tanh.
- Rối loạn kinh nguyệt với thời gian hành kinh kéo dài kèm theo lượng máu kinh nhiều, xuất hiện cục máu đọng và đau bụng kinh dữ dội, chậm kinh…
U nang buồng trứng
Một số chị em có đau bụng dưới bên trái có thể là dấu hiệu của u nang buồng trứng, đây là bệnh lý cần phải được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng và khả năng sinh sản.
Đa phần các khối u nang buồng trứng thường là lành tính và hiếm khi chuyển dạng thành ung thư. Ban đầu, khi khối u còn nhỏ thì đa số không có triệu chứng và chỉ được phát hiện được thông qua việc khám sức khỏe định kỳ
U nang buồng trứng có thể phát hiện qua thăm khám định kỳ
Tuy nhiên, nếu khối u tăng dần kích thước theo thời gian có thể biểu hiện triệu chứng đau bụng dưới bên trái, đau tại vùng thắt lưng và đùi cũng như tiểu rắt, đau bụng lan tỏa do khối u chèn ép vào các tạng khác trong ổ bụng.
Đau bụng dưới bên trái phải làm gì?
Có thể thấy, đau bụng dưới bên trái do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy vậy, nguyên nhân nào cũng cần đến sự chẩn đoán và hỗ trợ y tế kịp thời. Do đó khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào bất thường thì bạn cần nhanh chóng đến khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị.
Đồng thời, tuyệt đối tuân thủ các chỉ định và phác đồ của bác sĩ điều trị để giúp bệnh nhanh chóng hồi phục. Ngoài ra, sự kết hợp thực hiện chế độ dinh dưỡng và rèn luyện thể chất, phục hồi chức năng sẽ giúp các cơ quan tổn thương nhanh chóng khỏi bệnh.
Hạn chế đau bụng dưới bên trái
Đau bụng dưới bên trái có thể đến từ lối sống, chế độ ăn uống bất hợp lý. Bởi vậy, để hạn chế đau bụng thì việc đơn giản nhất có thể làm là thay đổi lối sống như:
- Thực hiện ăn chín, uống sôi và ăn các loại thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh.
- Ăn đa dạng các loại rau xanh, trái cây mọng nước.
- Hạn chế đồ ăn cay nóng gây kích thích niêm mạc đường tiêu hóa.
- Ăn uống đúng bữa, không ăn quá dư thừa chất.
- Hạn chế các chất kích thích như rượu, thuốc lá, bia…
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ, nhất là vệ sinh vùng kín hàng ngày đúng cách nhằm phòng tránh viêm nhiễm đường tiết niệu – sinh dục.
- Bạn cũng nên tập luyện ít nhất một môn thể thao nào đó để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng nhằm chống chọi với các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.
>>>>>Xem thêm: Cách tăng cơ bắp không cần tập tạ
Tập luyện thể thao giúp hạn chế đau bụng dưới bên tráiTóm lại, đau bụng dưới bên trái là biểu hiện của nhiều bệnh lý từ nhẹ đến nặng. Để an toàn và nhanh chóng khỏi bệnh thì lời khuyên cho bạn bị đau bụng dưới bên trái là nhanh chóng đến gặp bác sĩ để điều trị kịp thời. Ngoài ra, nếu chế độ sống thường nhật hợp lý và cân đối thì nguy cơ bị đau bụng dưới bên trái cũng giảm đi đáng kể đấy nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể