Nấm âm đạo là bệnh lý phụ khoa nhiều chị em mắc phải, chính vì vậy căn bệnh này luôn nhận được nhiều quan tâm của phái nữ. Viêm nấm âm đạo thường dễ tái phát nếu điều trị không đúng cách. Đâu là nguyên nhân gây nên nấm âm đạo và cách điều trị dứt điểm căn bệnh này ra sao?
Bạn đang đọc: Nhiễm nấm âm đạo điều trị ra sao?
Nhiễm nấm âm đạo khiến chị em ngứa ngáy khó chịu. Nếu không điều trị dứt điểm có thể để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu phương pháp điều trị nấm âm đạo và những thông tin của bệnh này qua bài viết dưới đây nhé!
Contents
Nhiễm nấm âm đạo là bệnh gì?
Bình thường âm đạo nữ giới có sự cân bằng giữa vi khuẩn và nấm men. Vi khuẩn có lợi là lactobacillius phát triển để giữ âm đạo khỏe mạnh và tiêu diệt các vi khuẩn có hại. Tuy nhiên khi sự cân bằng mất đi thì một loại nấm tên là Candida sẽ phát triển mạnh.
Nhiễm nấm âm đạo hay nhiễm nấm candida âm đạo là tình trạng phát triển quá mức nấm Candida albicans. Khi nhiễm nấm sẽ gây ra tình trạng kích ứng, viêm, ngứa, tiết dịch và đau rát.
Theo thống kê, có khoảng 75% chị em phụ nữ từng bị viêm âm đạo do nấm men ít nhất 1 lần trong suốt cuộc đời. Mặc dù nhiễm nấm âm đạo không phải là bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục nhưng nếu sinh hoạt tình dục không an toàn cũng có gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bị nấm âm đạo có thể điều trị bằng thuốc, tuy nhiên khó có thể điều trị dứt điểm tình trạng này.
Nhiễm nấm âm đạo là bệnh gì?
Nhiễm nấm âm đạo có triệu chứng như thế nào?
Khi nhiễm nấm âm đạo, chị em sẽ có cảm giác ngứa ngáy và khó chịu vô cùng. Ngoài ra còn có một số triệu chứng đi kèm như:
- Nóng, đỏ và sưng phần ngoài âm đạo.
- Đau, có cảm giác hơi rát khi đi vệ sinh.
- Có cảm giác đau khi quan hệ.
- Dịch âm đạo tiết nhiều, có màu trắng đục, đặc và không có mùi.
- Trường hợp bị nhiễm nấm ở âm đạo mức độ nặng có thể khiến sưng tấy âm đạo. Sưng lan sang cả phần môi âm đạo, nặng hơn nữa có thể lây lan ra phần bẹn và đùi.
Xem thêm: Cấu tạo của âm đạo
Khi xuất hiện những tình trạng này, tốt nhất chị em nên đi khám ngay
Nguyên nhân nhiễm nấm âm đạo
Một loại nấm có tên là Candida albicans là nguyên nhân phổ biến nhất gây nấm âm đạo. Trường hợp nhiễm nấm Candida khác có thể khiến việc điều trị khó khăn hơn nhiều. Bên cạnh đó, còn có những nguyên nhân sau khiến chị em nhiễm nấm, bao gồm:
- Do rối loạn hormone
Những thay đổi về hormone khi chị em mang thai, cho con bú hay hay bước vào thời kỳ mãn kinh có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng của âm đạo. Lúc này nấm Candida sẽ phát triển mạnh hơn và gây ra tình trạng viêm nhiễm.
- Do bệnh tiểu đường
Người bị tiểu đường nếu không kiểm soát tốt được lượng đường của mình có thể khiến gia tăng lượng đường trong màng nhầy của âm đạo. Đây cũng là môi trường thuận lợi cho nấm men phát triển.
- Do sử dụng thuốc kháng sinh
Việc sử dụng một số loại thuốc kháng sinh dài ngày có thể gây ra tình trạng mất cân bằng lợi khuẩn. Do thuốc kháng sinh vô tình diệt luôn cả những vi khuẩn có lợi. Điều này vô tình tạo ra môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn có hại.
- Do dùng liên tục dung dịch vệ sinh phụ nữ
Những dung dịch vệ sinh phụ nữ thường có chất tạo bọt để giúp làm sạch vùng kín. Tuy nhiên nếu dùng hàng ngày có thể sẽ gây khô, và mất cân bằng độ pH âm đạo và gây tình trạng ngứa.
- Do quan hệ tình dục không an toàn
Tuy nhiễm nấm âm đạo không được xếp vào các bệnh tình dục nhưng vẫn có thể lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh nếu quan hệ không an toàn. Để phòng ngừa nguyên nhân này, hãy giữ cho mình có một đời sống tình dục lành mạnh.
Tìm hiểu thêm: Đánh giá hạch tuyến giáp và dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến giáp
Dùng liên tục dung dịch vệ sinh phụ nữ có thể gây nhiễm nấm âm đạoLàm sao để điều trị nhiễm nấm âm đạo?
Ngay khi thấy xuất hiện những dấu hiệu nói trên hoặc bạn không chắc chắn mình có nhiễm bệnh không tốt nhất hãy đi khám tại cơ sở y tế. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh và tiền sử nhiễm bệnh của người đó.
Thông thường với những người mới bị và có triệu chứng nhẹ thường sẽ được kê các loại kem bôi chống nấm hoặc thuốc đạn kèm thuốc chống nấm dùng đường uống. Trường hợp người bệnh đang có bầu thì các dạng kem bôi hay viên đặt vấn khá an toàn.
>>>>>Xem thêm: Vô sinh sau quai bị và những điều mà bạn cần biết
Làm sao để điều trị nhiễm nấm âm đạo?Trường hợp người bệnh bị tái đi tái lại nhiều lần, việc điều trị cần kéo dài hơn với phác đồ kết hợp nhiều loại thuốc hơn. Cụ thể:
- Điều trị dài ngày hơn với loại thuốc chống nấm trong tối đa hai tuần, sau đó mỗi tuần một lần trong sáu tháng.
- Điều trị thuốc uống đa liều hơn với khoảng hai hoặc ba liều thuốc chống nấm đường uống thay vì thuốc bôi.
- Sử dụng viên đặt dạng viên nang đưa vào âm đạo của bạn.
Lưu ý: Tất cả các thuốc trên đều phải dùng đúng đường, sẽ rất nguy hiểm thậm chí gây tử vong nếu dùng sai cách. Một điều cần chú ý nữa cần nhớ đó là không nên quan hệ tình dục khi đang điều trị nấm ấm đạo. Lý do đầu tiên là khi quan hệ khi nhiễm trùng âm đạo có thể gây đau và khó chịu cho nữ giới. Tiếp đến, việc quan hệ gây trầm trọng hơn tình trạng bệnh đồng thời khiến việc chữa trị khó khăn hơn.
Chưa kể, việc quan hệ khi đang nhiễm nấm có thể khiến đối tác của người đó nhiễm bệnh. Ngay cả khi bạn có sử dụng biện pháp bảo vệ là bao cao su thì khả năng lây bệnh vẫn khá cao.
Lý do là vì những loại thuốc điều trị nấm có gốc dầu có thể gây hỏng bao cao su. Ít nhất nên tránh quan hệ cho đến khi khỏi bệnh khoảng từ một đến hai tuần.
Làm sao để ngăn ngừa nhiễm nấm âm đạo?
Mặc dù không có biện pháp nào có thể ngăn ngừa việc nhiễm nấm âm đạo 100% nhưng chúng ta hoàn toàn có thể giảm nguy cơ nhiễm bệnh bằng cách:
- Không nên mặc quần lót hay quần áo quá bó sát và không thoáng khí.
- Không thụt rửa âm đạo vì có thể vô tình làm mất một số vi khuẩn có lợi.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ trong những ngày kinh nguyệt, thay băng vệ sinh ít nhất 04 tiếng mỗi lần.
- Không lạm dụng kháng sinh.
- Sau khi đi bơi ở những nơi công cộng nên vệ sinh vùng kín với nước sạch.
Mặc dù, nhiễm nấm âm đạo là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không được thăm khám và điều trị sớm có thể để lại nhiều biến chứng. Thậm chí nó còn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
Nhiễm nấm âm đạo có thể được điều trị bằng việc sử dụng thuốc theo đúng phác đồ. Tuy nhiên để có thể phòng ngừa bệnh tái lại thì cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, kiểm soát các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng nhiễm bệnh. Chúc các chị em phụ nữ thật nhiều sức khỏe và phòng tránh hiệu quả căn bệnh nhiễm nấm âm đạo này!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể