Rau khúc: Những lợi ích sức khỏe tuyệt vời có thể bạn chưa biết

Rau khúc được biết đến như một loại thảo mộc có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Cùng bài viết bên dưới khám phá những lợi ích sức khỏe tuyệt vời của loại cây này nhé!

Bạn đang đọc: Rau khúc: Những lợi ích sức khỏe tuyệt vời có thể bạn chưa biết

Rau khúc có mặt trong rất nhiều món ăn nổi tiếng của người dân Việt Nam. Đây cũng là loại rau mang hàm lượng dinh dưỡng cao. Vậy, rau khúc có những công dụng gì đối với sức khỏe con người?

Tổng quan về cây rau khúc

Thông tin về cây rau khúc vẫn còn xa lạ đối với một số người.

Đặc điểm thực vật

Rau khúc còn có tên gọi khác là thanh minh thảo, tên khoa học là Gnaphalium Uliginosum. Đây là một loại thực vật thuộc họ Cúc, thân len bao gồm hoa cúc, cỏ phấn hương, cúc tần, cúc vạn thọ và nhiều loài cây khác.

Cây khúc mọc thành từng cụm đứng với chiều cao từ 20 – 30cm. Toàn thân của cây được bao phủ lớp lông trắng như len. Lá của cây có dạng hình mũi mác với đầu hơi nhọn, mọc so le nhau. Chiều dài của lá rơi vào khoảng 4 – 6cm và rộng từ 0.5 – 0.8cm. Mặt dưới và trên của lá đều được bao phủ bởi lớp lông len, có gân giữa nổi rất rõ. Hoa của rau khúc nở thành cụm tại ngọn thân với các cánh màu vàng nhỏ khoảng 2mm. Quả hình dạng trứng và có các hạch nhỏ. Thông thường, cây sẽ ra hoa kết quả vào khoảng tháng 3 – 5.

Rau khúc ưa thích sống trong môi trường ẩm ướt như ruộng cát, ven đường, mương, hồ nước hay các ruộng ngũ cốc,…

Rau khúc: Những lợi ích sức khỏe tuyệt vời có thể bạn chưa biết 1

Rau khúc được biết đến là một loại thảo mộc rất tốt cho sức khỏe con người

Phân loại

Khúc được chia thành hai loại là rau khúc tẻ và rau khúc nếp. Phân biệt hai loại khá đơn giản vì khúc tẻ thường có lá to hơn khúc nếp. Mặt khác, khúc nếp có hương thơm và được đánh giá cao về hương vị hơn so với khúc tẻ.

Phân bố

Rau khúc xuất hiện nhiều ở các quốc gia Đông Á như Đài Loan, Trung Quốc, Nepal, Thái Lan, Ấn Độ hay Nhật Bản. Tại Việt Nam, loại rau phân bố nhiều ở các tỉnh trải từ Hà Giang cho tới Bảo Lộc bao gồm Ninh Bình, Hà Nam, Hà Tây, Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Bắc Giang,…

Bộ phận sử dụng

Rau khúc được biết đến như một loại thảo mộc rất tốt cho sức khỏe con người. Nhiều bộ phận của cây được sử dụng làm nguyên liệu trong nhiều bài thuốc khác nhau. Mặt khác, lá của rau khúc thường được người dân Việt Nam làm thực phẩm chế biến các món ăn như rau khúc nấu xôi, rau khúc làm bánh,… Do đó, không thể phủ nhận loại cây này mang đến rất nhiều lợi ích cho con người.

Thu hái và bảo quản

Cây rau khúc được thu hoạch quanh năm. Thảo dược này có thể được sử dụng ở cả dạng tươi và dạng khô.

Những lợi ích sức khỏe tuyệt vời của rau khúc

Nhiều người không khỏi thắc mắc rau khúc có tác dụng gì. Loại rau này đem đến đa dạng những tác dụng hỗ trợ và điều trị bệnh khác nhau. Có thể kể đến như:

  • Toàn bộ các bộ phận của cây có khả năng chống viêm, se da, lợi tiểu.
  • Rau khúc có khả năng hỗ trợ chống trầm cảm và kích thích tình dục.
  • Cây khúc còn được sử dụng phổ biến trong quá trình hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp, viêm thanh quản, viêm amidan. Đặc biệt, tại đất nước Nga, loại thảo dược này được sử dụng trong việc điều trị huyết áp cao.
  • Cây có tác dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ điều trị trĩ, táo bón dưới dạng thuốc xổ điều trị.
  • Hoa của cây khúc dạng khô có thể làm gối thảo mộc dịu êm như hoa bia.
  • Rau khúc làm nước súc miệng hay dịch truyền. Cơ chế này rất có lợi cho những vết loét trong miệng hay cổ họng.
  • Lá và cành non của rau khúc có thể giã nát và đắp lên vị trí đau sưng do căn bệnh gút.

Rau khúc: Những lợi ích sức khỏe tuyệt vời có thể bạn chưa biết 2

Rau khúc đem đến đa dạng những tác dụng hỗ trợ và điều trị bệnh khác nhau

Một số bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh từ rau khúc

Các bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh từ rau khúc đã nổi tiếng từ xưa. Có thể kể đến như:

  • Hỗ trợ điều trị viêm khí, viêm phế quản mạn tính: Sắc thuốc cùng với hỗn hợp thảo dược bao gồm 15 gram rau khúc, 15 gram tỳ bà diệp, 10 gram hạt mơ, 15 gram khoản đông hoa.
  • Hỗ trợ chữa cảm, sốt, viêm họng: Sử dụng 30 gram khúc khô cùng với 10 gram gừng và hành. Sắc thuốc cùng các nguyên liệu kể trên và uống theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Hỗ trợ trị ho có đờm: Nguyên liệu cần chuẩn bị vô cùng đơn giản với 15 gram rau khúc và 15 gram đường phèn. Tiến hành sắc thuốc và uống trong ngày.
  • Hỗ trợ chứng cao huyết áp: Sử dụng 30 gram khúc tươi cùng 20 gram lá dâu đem đi nấu canh. Bổ sung món ăn vào thực đơn ăn uống thường xuyên để thấy được hiệu quả.
  • Hỗ trợ chứng bệnh gút: Cành non của rau khúc đem đi giã nát hoặc xay nhuyễn. Sau đó tiến hành đắp lên vị trí sưng đau sẽ làm dịu đi cảm giác đau nhức. Kiên trì thực hiện để thấy kết quả.
  • Hỗ trợ trị khí hư bạch đới: Sắc nước uống cùng với 15 gram rau khúc, 15 gram phượng vĩ thảo, 15 gram đăng tâm thảo và 12 gram thổ ngưu tất. Tuy nhiên, bài thuốc này không nên sử dụng vào ngày hành kinh vì có khả năng gây rong kinh.
  • Hỗ trợ trị chứng nhọt đầu đinh mới mọc: Để mụn nhọt xẹp sau vài ngày, bạn cần một ít lá rau khúc tươi xay nhuyễn trộn vào cơm nguội. Đem hỗn hợp đắp lên nốt mụn nhọt đầu đinh mới mọc.

Tìm hiểu thêm: Vitamin U và những điều cần biết

Rau khúc: Những lợi ích sức khỏe tuyệt vời có thể bạn chưa biết 3
Cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc từ rau khúc

Một số lưu ý khi sử dụng rau khúc

Rau khúc có khả năng gây ra các phản ứng dị ứng đối với người có cơ địa mẫn cảm hoặc bị dị ứng với các loại thực vật họ Cúc và Compositae. Chúng bao gồm hoa cúc, cỏ phấn hương, cúc vạn thọ, cúc tần cùng một số loại khác. Mặc dù các thực phẩm tự nhiên có tính an toàn nhất định nhưng không có gì là tuyệt đối. Do đó, liều lượng sử dụng là một yếu tố cực kỳ quan trọng.

Bạn cần đảm bảo làm theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ trước khi sử dụng loại thảo dược này vào việc hỗ trợ điều trị các loại bệnh lý. Liều lượng phù hợp để sử dụng rau khúc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, tuổi tác, cơ địa,… Tại thời điểm hiện tại, vẫn chưa có đủ bằng chứng khoa học để có thể xác định phạm vi liều lượng thảo dược cây khúc phù hợp.

Mặt khác, bạn cần thông báo cho các bác sĩ điều trị tất cả các loại thuốc, dược phẩm chức năng đang sử dụng. Đây là cách giúp bạn đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như hạn chế những rủi ro có thể xuất hiện.

Một số trường hợp sau đây cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa:

  • Đang trong giai đoạn mang thai, cho con bú.
  • Sử dụng bất kỳ thảo dược hay loại thuốc nào khác.
  • Mắc bất kỳ chứng bệnh lý nào khác.
  • Có tiền sử dị ứng với các loại thực phẩm từ thực vật, kể cả động vật.

Rau khúc: Những lợi ích sức khỏe tuyệt vời có thể bạn chưa biết 4

>>>>>Xem thêm: Góc thắc mắc: Người bình thường nín thở được bao lâu?

Người có tiền sử dị ứng với thực vật họ Cúc cần cẩn trọng trước khi sử dụng

Rau khúc đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, bạn cần cẩn trọng và tham khảo ý kiến của các bác sĩ về cách dùng cũng như liều lượng. Tuyệt đối không tự ý sử dụng tại nhà đối với các mục đích điều trị hay hỗ trợ điều trị bệnh.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *