Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Làm thế nào để phòng bệnh?

Tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh lý phổ biến nhất ở mẹ bầu và gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Để hiểu hơn về bệnh lý này cũng như lý giải tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không, Kenshin mời bạn đọc cùng theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Làm thế nào để phòng bệnh?

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh nguy hiểm mà không một mẹ bầu nào muốn mắc phải trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố như tiền sử gia đình, tiền sử mang thai những lần trước, tình trạng sức khỏe,… mà có nhiều mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Vậy tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không và làm cách nào để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh?

Thông tin chung về bệnh tiểu đường thai kỳ

Trước khi giải đáp câu hỏi tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không, bạn cũng cần nắm rõ thế nào là bệnh tiểu đường thai kỳ và yếu tố nguy cơ, triệu chứng của bệnh. Tiểu đường thai kỳ là bệnh gây rối loạn lượng đường trong máu, diễn ra trong thời kỳ mang thai. Đây là bệnh thường gặp và tương đối phổ biến ở mẹ bầu nhưng bệnh thường chỉ phát triển mạnh trong thời gian mang thai và sau sinh khoảng 6 tuần, tiểu đường thai kỳ sẽ tự động biến mất. Các nghiên cứu chỉ ra rằng có từ 2 – 10% phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Làm thế nào để phòng bệnh? 1

Tiểu đường thai kỳ do nhiều yếu tố tác động như cơ địa, chế độ ăn uống,…

Khi mang thai, nhu cầu năng lượng tăng nên cơ thể đòi hỏi lượng đường nhiều hơn thông thường nhưng bên cạnh đó, cơ thể mẹ bầu lại tự điều tiết sản xuất thêm insulin để giải quyết lượng đường tăng cao này. Ngoài ra, mang thai khiến mẹ bầu dễ bị rối loạn nội tiết tố dẫn đến tác động xấu đối với insulin và hậu quả là bệnh tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ không có triệu chứng rõ ràng nhưng thai phụ nên chú ý theo dõi sức khỏe, khi thấy những biểu hiện dưới đây thì nên đi khám sức khỏe để rõ rằng mình có bị tiểu đường thai kỳ hay không. Những biểu hiện này bao gồm:

  • Thường xuyên thấy khát nước, hay thức giấc giữa đêm vì khát.
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày và lượng nước tiểu cũng nhiều hơn so với thông thường.
  • Khi cơ thể bị trầy xước nhận thấy vết thương lâu lành hơn.
  • Dễ bị nhiễm nấm ở vùng kín, có dùng thuốc trị nấm thông thường cũng không nhận thấy hiệu quả tốt.
  • Có triệu chứng sụt cân, mệt mỏi, cơ thể và tinh thần thiếu sức sống.

Liệu bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Hầu hết các mẹ bầu khi nghe đến bệnh lý này đều thắc mắc tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không, có hại cho mẹ và bé hay không. Thực tế, tiểu đường thai kỳ sẽ được xác định thông qua chỉ số glucose trong máu ở thai phụ với chỉ số bình thường là:

  • Khi đói: ≤ 92 mg/dl (tương đương 0.5 mmol/l);
  • Sau khi ăn khoảng 1 giờ: ≤ 180 mg/dl (tương đương 10 mmol/l);
  • Sau khi ăn khoảng 2 giờ: ≤ 153 mg/dl (tương đương 8.5 mmol/l).

Như vậy, mẹ bầu được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ khi các chỉ số đo được cao hơn mức bình thường nêu trên. Vậy liệu rằng bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm? Thực chất, bệnh tiểu đường thai kỳ gây rất nhiều nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời, đúng lúc, đúng cách. Theo đó, chỉ số tiểu đường thai kỳ tăng quá cao có thể dẫn đến nhiều biến chứng với mẹ và bé.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Làm thế nào để phòng bệnh? 2

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé

Cụ thể những nguy hiểm mà tiểu đường thai kỳ gây ra cho em bé gồm:

  • Tăng trưởng quá mức và thai to: Lượng đường trong máu cao chính là nguyên nhân khiến thai nhi phát triển quá mức, cân nặng tăng nhanh chóng, thường trên 4kg và tăng nguy hiểm trong lúc sinh, đặc biệt là sinh thường.
  • Sinh non: Lượng đường trong máu thai phụ bị tiểu đường thai kỳ tương đối cao, làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh non, sinh trước ngày dự sinh. Một số trường hợp thai phụ được bác sĩ khuyến khích sinh sớm vì kích thước thai nhi quá to, có thể gây nguy hiểm cho mẹ.
  • Khó thở: Trẻ sinh non bởi những thai phụ bị tiểu đường thai kỳ có khả năng bị khó thở nghiêm trọng, suy hô hấp nặng, thậm chí dẫn đến tử vong.
  • Thai lưu: Đái tháo đường thai kỳ nếu không can thiệp điều trị, kiểm soát sớm có thể khiến thai nhi tử vong trước khi được sinh ra, hay còn gọi là tình trạng thai lưu.
  • Dị tật bẩm sinh: Các nghiên cứu cho thấy mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ sinh con có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao hơn những mẹ bầu có sức khỏe bình thường khác.

Tìm hiểu thêm: Phương pháp điều trị tổn thương tủy cổ cấp

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Làm thế nào để phòng bệnh? 3
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của thai nhi

Thai phụ bị bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Câu trả lời là có, không chỉ tác động xấu đến thai nhi mà tiểu đường thai kỳ còn gây nguy hiểm cho mẹ bầu, cụ thể là:

  • Tăng huyết áp: Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nguy cơ tiền sản giật, suy thận, suy gan, sinh non, sảy thai,… nên bà bầu cần hết sức cẩn trọng với bệnh lý này, tốt nhất nên theo dõi sức khỏe thường xuyên, nhận biết dấu hiệu mắc bệnh và tiến hành điều trị.
  • Sinh mổ: Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Bệnh tiểu đường thai kỳ khiến thai nhi phát triển nhiều và nhanh về kích thước, từ đó khiến mẹ bầu phải thực hiện sinh mổ, thậm chí mổ trước ngày dự sinh để tránh ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
  • Nguy cơ sinh non: Có đến 25% các ca sinh non liên quan đến tiểu đường thai kỳ, thậm chí là các ca thai nhi tử vong ngay sau khi sinh.

Làm thế nào để đề phòng bệnh tiểu đường thai kỳ?

Sau khi giải đáp câu hỏi tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không, nhiều mẹ bầu cũng muốn biết cách phòng tránh bệnh lý này bởi đây là căn bệnh nguy hiểm. Thực tế tiểu đường thai kỳ liên quan đến nhiều yếu tố nên muốn đề phòng bệnh, mẹ bầu cần tiến hành những cách sau ngay từ trước và trong khi mang thai.

Duy trì cân nặng: Khi có kế hoạch mang thai, người phụ nữ cần điều chỉnh, duy trì cân nặng ở mức lý tưởng bởi việc thừa cân, béo phì là yếu tố làm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ tăng cao.

Chế độ ăn lành mạnh: Một chế độ ăn uống lành mạnh không những giúp mẹ bầu có sức khỏe tốt, cân nặng cân đối mà còn đề phòng được nhiều bệnh tật, trong đó có tiểu đường thai kỳ. Ăn đa dạng thực phẩm, đủ chất và tăng cường rau xanh, trái cây tươi, hạn chế thức ăn nhanh, dầu mỡ, tinh bột, chia nhỏ bữa ăn, chế biến thức ăn ít gia vị,… là những cách giúp bạn cải thiện chế độ ăn tốt cho sức khỏe hơn đấy.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Làm thế nào để phòng bệnh? 4

>>>>>Xem thêm: Tại sao nói đột quỵ là kẻ giết người thầm lặng

Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh giúp mẹ bầu phòng ngừa nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ

Tăng cường vận động hợp lý: Vận động đều đặn, vừa sức trước và trong quá trình mang thai là yếu tố rất quan trọng giúp bạn ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ đấy. Mẹ bầu nên chọn môn thể thao yêu thích như đi bộ, bơi lội,… hoặc tập động tác yoga nhẹ nhàng để thân hình cân đối và sức khỏe tốt hơn.

Mong rằng qua những thông tin trên đây, Kenshin đã giúp bạn trả lời được câu hỏi tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không. Nếu nghi ngờ bị tiểu đường thai kỳ hay có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bà bầu nên đi khám sức khỏe để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *