Tìm hiểu về chứng loạn sắc tố mống mắt

Loạn sắc tố mống mắt là khi mắt bạn có màu sắc khác nhau, mỗi mắt có thể có một màu khác nhau hoặc có thể có các biến thể màu trong cùng một mắt. Tình trạng này thường là do đột biến gen vô hại hoặc do mắc bệnh bẩm sinh, chấn thương mắt hay do sử dụng một số loại thuốc nhỏ mắt.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về chứng loạn sắc tố mống mắt

Chúng ta thường thấy một số người có hai màu mắt khác nhau trông rất lạ và đẹp. Trên thực tế đây là tình trạng loạn sắc tố mống mắt, một đột biến gen vô hại.

Loạn sắc tố mống mắt là gì?

Mống mắt hay còn hiểu đơn giản là tròng đen của mắt. Mặc dù gọi là tròng đen nhưng mống mắt có nhiều màu sắc khác nhau như xanh, đen, nâu, tím,… tùy thuộc vào mỗi chủng tộc trên thế giới. Thông thường, cả hai mắt đều có màu giống nhau, tuy nhiên, một số trường hợp màu mắt có sự khác biệt gọi là loạn sắc tố mống mắt.

Loạn sắc tố mống mắt là khi bạn có đôi mắt có hai màu khác nhau ở hai bên hoặc có sự khác biệt về màu sắc trong cùng một mắt.

Người gặp tình trạng này thường có màu mắt từ xanh nhạt hoặc xám đến nâu sẫm. Với dị tật này, mống mắt ở một mắt có thể có màu hoàn toàn khác với mống mắt ở mắt kia. Ví dụ, bạn có thể có một mắt xanh và một mắt nâu. Ngoài ra, cũng có thể xảy ra việc một mống mắt có thể chứa hai hoặc nhiều màu khác nhau, điển hình cho trường hợp này là tình trạng mắt nâu có thể có một phần màu xanh lam.

Tìm hiểu về chứng loạn sắc tố mống mắt 1

Loạn sắc tố mống mắt khiến mắt có 2 màu khác nhau

Loạn sắc tố mống mắt là dị tật không gây ra vấn đề sức khỏe tiềm ẩn và đôi mắt có màu sắc khác nhau của họ là một đặc điểm vô hại và độc đáo. Tuy nhiên, loạn sắc tốt mống mắt cũng có thể đang cảnh báo một tình trạng bệnh lý nào đó mà bạn đang mắc phải.

Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám. Mặc dù vậy loạn sắc tố mống mắt có tỉ lệ rất hiếm, hiện nay khoa học vẫn chưa xác định được tỷ lệ phần trăm người mắc phải tình trạng này.

Loạn sắc tố mống mắt xuất hiện dưới ba dạng hình ảnh khác nhau:

  • Dị tật hoàn toàn: Một mắt có màu hoàn toàn khác với mắt kia.
  • Dị tật từng phần hoặc một phần: Một mống mắt có một phần có màu khác với phần còn lại.
  • Dị sắc trung tâm: Một mống mắt có vòng trong có màu khác với phần còn lại.

Nguyên nhân gây ra loạn sắc tố mống mắt

Đột biến gen

Đột biến gen là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng dị tật này. Những đột biến này ảnh hưởng đến các gen ra lệnh cho cơ thể bạn tạo ra hoặc vận chuyển và lưu trữ melanin có vai trò tạo nên màu sắc cho đôi mắt của bạn.

Một số người sinh ra đã có những đột biến ảnh hưởng đến màu mắt mà không rõ lý do, trong khi những người khác lại thừa hưởng đột biến đó như một đặc điểm trội trên nhiễm sắc thể thường. Dù bằng cách nào, các biến thể di truyền như vậy không gây ra triệu chứng nào khác, không gây hại cho sức khỏe mắt của bạn và không phải là một phần của tình trạng bệnh lý.

Tìm hiểu về chứng loạn sắc tố mống mắt 2

Loạn sắc tố mống mắt phần lớn do đột biến gen gây ra

Bệnh lý bẩm sinh hoặc mắc phải

Đôi khi, các bệnh lý bẩm sinh hoặc mắc phải có thể gây ra chứng dị tật này. Bệnh lý bẩm sinh là bệnh mà bạn sinh ra đã có. Còn bệnh lý mắc phải là tình trạng bệnh phát triển sau này trong cuộc sống.

Nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau có thể ảnh hưởng đến tế bào hắc tố, là những tế bào chuyên biệt sản xuất melanin như hội chứng Horner. Hội chứng này có thể gặp ngay từ khi sinh ra hoặc đến khi trưởng thành mới mắc phải.

Những người mắc hội chứng Horner có tổn thương thần kinh tiềm ẩn ảnh hưởng đến một bên mặt. Tổn thương thần kinh này ảnh hưởng đến màu mắt vì các tế bào sản xuất melanin dựa vào sự kích thích từ hệ thống thần kinh giao cảm để hoạt động.

Sự gián đoạn đường truyền tín hiệu thần kinh trên khuôn mặt khiến các tế bào hắc tố sản xuất ít melanin hơn. Kết quả là mống mắt ở bên bị ảnh hưởng trên khuôn mặt của bạn có ít melanin hơn. Do đó, mống mắt này có màu nhạt hơn.

Tìm hiểu thêm: Tình trạng mọc mụn ở cằm như thế nào?

Tìm hiểu về chứng loạn sắc tố mống mắt 3
Loạn sắc tố mống mắt thường gặp ở bệnh nhân mắc chứng horner

Ngoài hội chứng Horner, còn có nhiều tình trạng khác có thể ảnh hưởng đến tế bào hắc tố hoặc gây ra những thay đổi khác dẫn đến loạn sắc tố mống mắt. Nhiều tình trạng trong số này rất hiếm và nguy hiểm:

  • Hội chứng Horner bẩm sinh, mắc phải;
  • Hội chứng Waardenburg;
  • Hội chứng Parry-Romberg;
  • Hội chứng Sturge-Weber;
  • Bệnh u sợi thần kinh loại 1;
  • Bệnh hắc tố mắt;
  • Hội chứng Bloch-Sulzberger;
  • U nguyên bào thần kinh;
  • Viêm mống mắt dị sắc Fuchs;
  • Khối u ác tính nội nhãn;
  • Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc;
  • Hội chứng Posner-Schlossman;
  • Sưng do viêm màng bồ đào;
  • Bệnh tăng nhãn áp.

Ngoài các nguyên nhân đột biến, bệnh bẩm sinh hoặc mắc phải thì chấn thương mắt hoặc sử dụng một số loại thuốc nhỏ mắt cũng có thể gây ra tình trạng loạn sắc tố mống mắt. Tuy nhiên tỷ lệ này rất hiếm gặp.

Chăm sóc và điều trị loạn sắc tố mống mắt

Hiện nay không có phương pháp điều trị cụ thể cho chứng dị tật này bởi bản chất loạn sắc tố mống mắt thường là một sự thay đổi vô hại về màu mắt. Tuy nhiên, bác sĩ chuyên khoa mắt cũng cảnh báo các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn gây ra chứng dị sắc khi chúng xuất hiện. Điển hình như bệnh u nguyên bào thần kinh cần phải được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng.

Nếu bác sĩ xác định chứng loạn sắc tố mống mắt của bạn là vô hại thì bạn không cần phải làm gì để điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể chọn mua kính áp tròng màu nếu muốn cả hai mắt có cùng màu. Đây là một lựa chọn thẩm mỹ nhưng không thật sự cần thiết về mặt y tế. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào mong muốn và sở thích của bạn.

Tìm hiểu về chứng loạn sắc tố mống mắt 4

>>>>>Xem thêm: Những yếu tố làm tăng nguy cơ và cách phòng tránh các bệnh về tai

Sử dụng kính áp tròng để làm đều màu mắt

Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc mắt nếu bạn quan tâm đến kính áp tròng màu. Bạn nên tìm mua kính áp tròng ở những cửa hàng uy tín để không gây tổn thương cho mắt trong quá trình sử dụng.

Trên đây là những thông tin về loạn sắc tố mống mắt. Nhìn chung phần lớn nguyên nhân gây ra tình trạng này do đột biến không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, một phần nhỏ nguyên nhân khác đến từ các bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, nếu bạn đang gặp tình trạng này thì nên đến bệnh viện thăm khám để loại trừ nguyên nhân bệnh lý.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *