Nước mũi có máu có thể là triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm, thường gặp là viêm xoang, polyp mũi. Đây là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe không thể chủ quan.
Bạn đang đọc: Nước mũi có máu: Nguyên nhân và cách xử lý
Nước mũi có máu là vấn đề khiến người gặp phải lo lắng về sức khỏe của bản thân. Vấn đề này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một vài bệnh lý bạn cần chú ý. Cùng Kenshin tìm hiểu chi tiết về tình trạng sức khỏe này ngay sau đây!
Contents
- 1 Nước mũi có máu là tình trạng gì?
- 2 Nước mũi có máu là bệnh gì?
- 2.1 Bạn ngoáy mũi nhiều
- 2.2 Ảnh hưởng của bệnh polyp mũi
- 2.3 Nước mũi xuất hiện máu do có dị vật trong mũi
- 2.4 Viêm xoang
- 2.5 Nghẹt mũi hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp
- 2.6 Do cấu trúc mũi
- 2.7 Tác dụng phụ của thuốc
- 2.8 Bệnh lý tiềm ẩn
- 2.9 Mũi bị tổn thương do tiếp xúc với các chất hóa học
- 2.10 Khối u trong mũi
- 3 Tình trạng nước mũi có máu có nguy hiểm không?
- 4 Phải làm gì khi nước mũi bạn xuất hiện máu?
Nước mũi có máu là tình trạng gì?
Nước mũi có máu là tình trạng máu xuất hiện lẫn trong dịch mũi. Nếu nguyên nhân của tình trạng này do thời tiết hanh khô, sổ mũi thì không có gì đáng nghiêm trọng.
Người bệnh cũng có thể có một số biểu hiện đi kèm như hắt hơi, ngạt mũi, khó thở, mũi kích ứng, khô rát mũi,… Tình trạng này bất kỳ ai cũng có thể bị, nhất là với những người bị sổ mũi thường xuyên.
Nước mũi có máu là bệnh gì?
Tổn thương bên trong đường mũi có thể dẫn đến nước mũi có máu. Phần lớn hiện tượng này xảy ra ở vách ngăn mũi, đặc biệt là phần đáy phía trước. Theo các chuyên gia, nước mũi có máu có thể bởi một số nguyên nhân chính sau:
Bạn ngoáy mũi nhiều
Trẻ em và thậm chí cả người lớn có thể ngoáy mũi thường xuyên. Hành động này có thể làm tổn thương mạch máu và dẫn đến chảy máu mũi. Do đó, khi nước mũi xuất hiện máu có thể là dấu hiệu bạn nên ngừng ngoáy mũi.
Ảnh hưởng của bệnh polyp mũi
Sự xuất hiện của polyp mũi có thể gây biến dạng cấu trúc, chèn ép mạch máu hay gây tổn thương niêm mạc mũi. Điều này khiến bạn gặp tình trạng nước mũi có máu chảy ra. Các triệu chứng đi kèm của Polyp mũi là đau nhức mũi, ngạt mũi, ù tai,…
Nước mũi xuất hiện máu do có dị vật trong mũi
Nếu bạn thấy đau bên trong mũi và nước mũi của bạn có máu, có thể là do có vật gì đó bị mắc kẹt trong đó. Điều này thường xảy ra ở trẻ em vì chúng có xu hướng nhét các vật dụng ngẫu nhiên vào mũi.
Viêm xoang
Nước mũi có máu có thể là dấu hiệu của việc bạn bị viêm xoang. Ngoài việc nước mũi của bạn có máu, các triệu chứng của viêm xoang bạn cần biết đến như ho, mệt mỏi, sốt, đau nhức sọ mặt,…
Nghẹt mũi hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp
Nước mũi xuất hiện máu có thể là dấu hiệu của nghẹt mũi hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp. Bạn có thể hắt hơi hoặc ho thường xuyên khi bị nhiễm trùng đường hô hấp, dẫn đến vỡ mạch máu. Các tình trạng như cảm lạnh thông thường, viêm xoang và nhiều bệnh khác có thể gây ra bệnh này.
Do cấu trúc mũi
Cấu trúc mũi (gai xương, lệch vách ngăn mũi,…) có thể dẫn đến chảy máu mũi do mũi của bạn có thể không nhận được đủ độ ẩm cần thiết, mạch máu mũi cũng dễ xây xước hơn dẫn đến tình trạng nước mũi xuất hiện máu.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có tác dụng phụ làm loãng máu có thể là nguyên nhân gây tình trạng nước mũi có máu. Khi bạn đang sử dụng các loại thuốc đó và vô tình tác động vào mũi với lực mạnh cũng dễ gây chảy máu.
Bệnh lý tiềm ẩn
Đôi khi tình trạng nước mũi xuất hiện máu là biểu hiện của một số bệnh rối loạn tự miễn dịch như bệnh u hạt kèm viêm đa mạch. Nước mũi bạn xuất hiện máu do niêm mạc mũi cần được làm ẩm liên tục khi bạn mắc những bệnh này.
Mũi bị tổn thương do tiếp xúc với các chất hóa học
Mũi hít phải các hóa chất độc hại sẽ làm mạch máu mũi yếu đi. Khi bạn tiếp xúc nhiều lâu dần gây tình trạng nước mũi có máu. Các hóa chất độc hại bạn tiếp xúc hàng ngày có thể kể đến keo dán, thuốc nhuộm vải, chất tẩy rửa, mực in,…
Khối u trong mũi
Khối u ở mũi là một trong số những nguyên nhân gây ra nước mũi xuất hiện máu. Khối u chèn ép các mạch máu làm chúng dễ tổn thương hơn. Khối u ở mũi thường đi kèm với các triệu chứng: đau quanh vùng mắt, tình trạng nghẹt mũi ngày càng nặng,…
Tình trạng nước mũi có máu có nguy hiểm không?
Đa số các trường hợp nước mũi xuất hiện máu đều không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, khi thấy triệu chứng bất thường khác đi kèm bạn cần tới cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Các triệu chứng bạn cần chú ý:
- Tình trạng nước mũi xuất hiện máu kéo dài và thường xuyên.
- Nhức đầu, nhức quanh hốc mắt.
- Mắt bị sưng, có quầng thâm quanh mắt.
- Tức ngực, khó thở.
- Suy giảm thị lực, quá nhạy cảm với ánh sáng.
- Nổi hạch quanh vùng cổ.
- Đau đầu ù tai không rõ nguyên nhân.
- Đau sau gáy.
- Tình trạng nôn, sốt kéo dài thường xuyên.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và dấu hiệu liệt dây thần kinh số 7 ở trẻ em
Phải làm gì khi nước mũi bạn xuất hiện máu?
Trong trường hợp nước mũi của bạn có máu, bạn có thể tham khảo thực hiện một số biện pháp sau:
- Dùng bông thấm phần dịch máu mũi, đầu nghiêng nhẹ về phía sau để giảm lưu lượng máu đến mũi.
- Thư giãn và thở bằng miệng.
- Không chạm hoặc ngoáy mũi khi máu đã ngừng chảy.
- Nằm xuống hoặc nghỉ ngơi ở tư thế ngồi trong vài giờ sau khi máu đã ngừng chảy.
- Sau khi hết chảy máu mũi cần sử dụng nước muối sinh lý để giữ ẩm mũi.
Nếu nước mũi có máu là dấu hiệu của bệnh lý thì bạn cần được chữa trị bệnh lý đó bởi các chuyên gia y tế. Khi bệnh lý bạn gặp phải có chuyển biến tích cực thì tình trạng nước mũi xuất hiện máu sẽ được cải thiện. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có biện pháp xử lý tốt nhất khi gặp tình trạng nước mũi có máu.
Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như ổi, dâu tây, dưa chuột, cà rốt, cà chua, dứa,… Các thực phẩm giàu vitamin C sẽ giúp bạn tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm tình trạng đứt vỡ mạch máu tại mũi.
>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm củng mạc: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và điều trị
Trên đây là những thông tin bạn cần biết về tình trạng nước mũi có máu. Khi bạn hoặc người thân gặp phải tình trạng này, hãy tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nhất. Hãy tham khảo thêm các bài viết khác của Kenshin để phòng bệnh hiệu quả cho bạn và gia đình!
Xem thêm: Tại sao nước mũi màu xanh có mùi tanh? Cần phải làm gì?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể