Berberin được biết đến với công dụng giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng của các bệnh đường ruột như đau bụng, tiêu chảy… Có ý kiến cho rằng uống Berberin có thể gây sảy thai, do đó phụ nữ có thai nên tránh xa loại thuốc này. Vậy có thực sự là uống Berberin có thể gây sảy thai không?
Bạn đang đọc: Uống Berberin có thể gây sảy thai không? Phải làm sao khi mẹ bầu bị rối loạn tiêu hoá?
Xoay quanh chủ đề uống Berberin có thể gây sảy thai không vẫn đang còn rất nhiều tranh cãi. Hiểu được tâm lý đó, Kenshin sẽ giúp bạn làm sáng tỏ chủ đề này trong bài viết sức khỏe hôm nay. Trước hết, hãy cùng Kenshin tìm hiểu về thành phần và tác dụng của loại thuốc này bạn nhé.
Contents
Những thông tin cơ bản về thuốc Berberin
Berberin là thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh đường ruột như đau bụng, tiêu chảy, lỵ… Sản phẩm thuốc này được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau với các hàm lượng khác nhau. Cụ thể:
- Các dạng bào chế phổ biến của Berberin bao gồm viên nén, viên nang, viên bao đường, thuốc bột bôi xoa và dung dịch nhỏ mắt.
- Berberin thường được dùng với các hàm lượng là Berberin 10mg, Berberin 50mg, Berberin 100mg, Berberin 500mg.
Với thành phần Berberin là alkaloid chiết xuất từ cây Vàng đắng, Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng đằng… thuốc Berberin có tác dụng:
- Cải thiện hiệu quả triệu chứng tiêu chảy gây ra bởi vi khuẩn hoặc các loại ký sinh trùng đường ruột.
- Ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm nấm.
- Chống lại các loại vi khuẩn ngoại độc tố bền với nhiệt như vi khuẩn E. Coli, trực khuẩn tả…
- Hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da như ngứa do nấm, nước ăn chân…
- Trên thế giới, có những nghiên cứu về tác dụng khác của Berberin chẳng hạn như hạ đường huyết, giảm cholesterol, giảm cân…
- Ngoài ra, Berberin còn được bào chế thành thuốc nhỏ mắt giúp hỗ trợ điều trị chứng đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc do bị kích thích bởi các yếu tố môi trường như nắng, gió, khói, bụi… và điều trị chứng đau mắt hột.
Về bản chất, Berberin là một loại kháng sinh thực vật, do vậy mà rất lành tính và hiếm khi gây ra các tác dụng không mong muốn cho người sử dụng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc sử dụng Berberin để điều trị các nhiễm khuẩn đường ruột sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của lợi khuẩn đường ruột.
Chính vì thế, sử dụng phối hợp Berberin với thuốc kháng sinh sẽ hạn chế sự tác động của kháng sinh lên hệ vi khuẩn đường ruột, cụ thể là giảm nguy cơ tiêu chảy khi dùng kháng sinh. Tuy nhiên, hoạt động tiêu hóa sẽ kém đi nếu sử dụng quá liều Berberin trong nhiều ngày.
Uống Berberin có thể gây sảy thai không?
Uống Berberin có thể gây sảy thai không vẫn đang là chủ đề được nhiều độc giả quan tâm.
Có nhiều ý kiến cho rằng: “Berberin là thuốc được bào chế từ các loại thảo dược tự nhiên do vậy mà loại thuốc này rất lành tính, không gây độc và rất hiếm khi gây ra tác dụng phụ. Do vậy mà phụ nữ có thai hoàn toàn có thể sử dụng mà không cần lo ngại đến việc sảy thai”.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học lại cho thấy thuốc Berberin có khả năng gây co bóp tử cung và việc lạm dụng loại thuốc này sẽ kích thích các cơn co bóp tử cung – một trong những nguyên nhân gây động thai, chuyển dạ sớm, thậm chí là sảy thai nếu mẹ bầu sử dụng trong thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu.
Hiện nay, trên thị trường có hai loại thuốc Berberin đó là thuốc Berberin đơn thuần và thuốc Berberin có thêm thành phần kháng sinh clorocid. Trong đó thuốc Berberin có thêm thành phần kháng sinh clorocid được chứng minh gây ảnh hưởng đến hệ thống xương và răng của thai nhi.
Theo khuyến cáo chung, phụ nữ mang thai, đặc biệt là ở 3 tháng đầu thai kỳ cần tránh sử dụng cả hai loại thuốc Berberin để tránh tình trạng kích thích cơn co tử cung gây ảnh hưởng đến thai nhi cũng như tăng nguy cơ sảy thai.
Cách cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hoá ở mẹ bầu
Sau khi giải đáp thắc mắc uống Berberin có thể gây sảy thai không, nhiều mẹ bầu vẫn còn băn khoăn về cách cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa khi mang thai. Một câu hỏi đặt ra: Mẹ bầu cần làm gì khi bị rối loạn tiêu hoá?
Khi bị rối loạn tiêu hoá, mẹ bầu có thể gặp phải một số triệu chứng như táo bón, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, ợ nóng, đầy bụng và khó tiêu. Nếu các triệu chứng này chỉ xuất hiện trong một vài ngày thì mẹ bầu không cần quá lo lắng. Song, nếu các triệu chứng này kéo dài và không có tiến triển tích cực thì mẹ cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, xác định nguyên nhân, từ đó có các phương pháp khắc phục phù hợp và an toàn.
Một số phương pháp giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hoá có thể kể đến như:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Tuỳ thuộc vào triệu chứng rối loạn tiêu hoá mà mẹ bầu gặp phải, mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống sao cho phù hợp. Cụ thể:
- Trường hợp mẹ bầu bị táo bón: Mẹ nên tăng cường bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày đồng thời hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây mất nước trong cơ thể như cafe, nước ngọt, socola…
- Trường hợp mẹ bị tiêu chảy: Mẹ nên ưu tiên đồ ăn lành tính như cơm, cháo, thịt nạc, súp… đồng thời hạn chế sử dụng sữa và các thực phẩm lạ bụng.
- Trường hợp mẹ bị ợ hơi, buồn nôn và đầy bụng: Mẹ nên tránh ăn đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ cũng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng như sầu riêng, hải sản… Ngoài ra, mẹ cũng nên chia các bữa ăn và ăn thành nhiều bữa trong ngày.
Tìm hiểu thêm: Cẩn trọng với hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh
Thường xuyên vận động
Các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ mang thai nên thường xuyên vận động thông qua các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga dành cho bà bầu… Việc làm này không chỉ giúp mẹ bầu dễ sinh mà còn giúp cải thiện hoạt động của nhu động ruột từ đó giúp quá trình tiêu hoá diễn ra dễ dàng hơn.
Sử dụng thuốc hỗ trợ
Trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hoá cho mẹ bầu. Việc mẹ cần làm lúc này là tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về cách sử dụng thuốc, liều lượng cũng như thời gian sử dụng thuốc.
Điều này sẽ giúp mẹ tránh được những tác dụng không mong muốn của thuốc đồng thời đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ.
>>>>>Xem thêm: Đau chân răng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề uống Berberin có thể gây sảy thai không mà Kenshin muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng, qua bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về chủ đề này đồng thời nắm được cách cải thiện rối loạn tiêu hoá cho bà bầu. Cảm ơn bạn đã luôn dõi theo các bài viết sức khỏe của Kenshin.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể